Vải Canvas là một chất liệu được dệt từ sợi của cây gai dầu. Với đặc tính siêu bền, khả năng chống nước và giữ màu tốt, dày dặn và giữ form dáng chuẩn, chất canvas được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Vải bố canvas thường được sử dụng rộng rãi để may các mặt hàng thời trang như quần áo, túi xách,…
Tham khảo:
- Hỏi đáp: Vải thô là gì? quy trình sản xuất, cách phân biệt, giá thành
- Vải Voan Là Gì – Đặc Tính Và Ứng Dụng Của Vải Voan Chiffon
Vải bố là vải gì? Túi vải bố là gì? Để có thể hiểu rõ hơn về chất liệu vải canvas cũng như nguồn gốc và đặc tính của loại vải này. Bạn hãy cùng Đồng phục Hải Anh tìm hiểu chi tiết ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu về vải Canvas, vải bố
1.1. Giải đáp thắc mắc: Vải canvas là gì?
Vải Canvas là vải gì? Vải canvas hay còn được biết đến nhiều hơn với tên gọi là vải bố. Đây là một chất liệu có nguồn gốc từ sợi của cây gai dầu. Ngoài ra, để tăng thêm ưu điểm cho chất liệu, canvas được gia công thêm cùng một số loại sợi khác như cotton, poly, linen, sợi tổng hợp,… nhằm đáp ứng những nhu cầu khắt khe của người dùng.
So với những dòng vải thông thường khác, chất liệu canvas được đánh giá cao bởi độ bền chắc, ít thấm nước và khả năng giữ màu cao. Vải bố canvas có đặc tính siêu bền, nên được ưa chuộng trong lĩnh vực thời trang, lều, balo – túi xách,… cũng như sản xuất đồ dùng nội thất, tranh nghệ thuật,…
1.2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải canvas
Sau khi đã có câu trả lời cho thắc mắc “vải bố là gì” hay “Vải canvas la vải gì” thì trong nội dung tiếp theo, bạn hãy cùng Hải Anh khám phá về nguồn gốc của chất liệu này nhé.
Theo các ghi chép lịch sử, tên gọi “canvas” được bắt nguồn từ tiếng Ả Rập là “Cannabis” – tên của một dòng cây gai dầu. Trong tiếng La Tinh, loại gai dầu còn có tên gọi khác là “Canvas”, do đó cái tên vải bố canvas được hình thành và sử dụng cho đến hiện tại.
Về nguồn gốc, vải canvas xuất hiện khá sớm từ những năm 3000 TCN. Vào thời điểm đó, người Trung Quốc đã sử dụng sợi của cây gai dầu để kéo thành sợi và tạo ra các loại dây thừng. Đến năm 1500 TCN, người Ấn Độ tiến hành pha sợi gai dầu cùng sợi bông và dệt thành loại vải có độ bền và mềm mịn cao.
Chất liệu canvas có sự phát triển vượt bậc khi người Moors và Saracens đã mang bông từ Châu Phi sang Châu Âu, nhằm mục đích sản xuất vải buồm thuyền vào những năm của thế kỷ 18. Với những đặc tính vượt trội này, dòng vải canvas nhanh chóng trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Đầu thế kỷ 20, một doanh nghiệp tại Mỹ đã đưa chất liệu nào vào để sản xuất theo băng truyền.
1.3. Đặc điểm chính của dòng vải canvas
Về đặc tính riêng, chất liệu canvas có độ bền cao cùng hiệu quả chống thấm nước tốt. Điều này có được là nhờ sự kết hợp giữa sợi gai dầu cùng các chất liệu hóa học giúp nâng cao tính bền, tính chống thấm, tính chống cháy và kháng vi khuẩn của vải.
Vải bố canvas còn có khả năng giữ màu tốt, lành tính và không gây kích ứng hay nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, cũng bởi chất liệu canvas có độ dày dặn nhất định nên khi giặt sẽ khô lâu hơn so với các loại vải thông thường khác. Ngoài ra, vải canvas cũng không chịu được tải trọng lớn, vải cứng và cồng kềnh nên đòi hỏi việc vệ sinh, bảo quản kỹ lưỡng.
2. Quá trình sản xuất vải Canvas
Mỗi một loại vải trên thị trường sẽ có công đoạn thực hiện khác nhau. Đối với vải bố hay vải Canvas sẽ được thực hiện theo các trình tự như sau:
2.1 Kéo sợi
Trong quá trình thu hoạch xơ bông chúng sẽ được đóng gói lại ở dạng kiện bông thô chứa các sợi có kích thước khác nhau. Nguyên liệu sẽ được đánh tung, làm sạch và thu lại ở dạng tấm phẳng và đều nhau. Tiếp theo sợi bông được nhà máy kéo sợi thô nhằm tăng kích thước, độ bền.
Khi đã được sợi hoàn chỉnh sẽ đi đến quá trình hồ sợi dọc, đây được biết là quá trình dùng hồ tinh bột biến tính và các chất khác như polyacrylate, polyvinylalcol PVA nhằm tạo nên màng hồ bao quanh sợi bông, tăng độ bền, độ bóng của sợi.
2.2 Dệt vải
Dệt vải là sự kết hợp của các sợi ngang cùng sợi dọc để tạo nên tấm vải thành phẩm. Hiện nay quá trình dệt vải bố tiến hành bằng máy móc hiện đại. Tiếp theo vải sẽ được nấu ở áp suất, nhiệt độ cao trong dung dịch hóa học cùng các chất phụ trợ để tách, loại bỏ phần hồ cùng tạp chất có trong sợi thiên nhiên.
Những tấm vải tiếp tục làm bóng để cho sợi cotton trương nở ra, từ đó tăng khả năng thấm nước, bắt màu tốt hơn. Cuối cùng nhà sản xuất sẽ tẩy trắng vải để làm cho màu sắc tự nhiên của vải mất đi lúc đó công đoạn nhuộm vải mới bắt đầu.
2.3 Nhuộm màu
Sợi vải sẽ được xử lý thuốc nhuộm, cùng các chất phụ gia hữu cơ để làm tăng độ bám màu cho tấm vải. Sau các quá trình đó thì công đoạn giặt vải cũng được bắt đầu để tách hợp chất, chất bẩn còn bám dính trên vải. Cuối cùng hoàn thiện tấm vải nhà sản xuất sẽ thực hiện giai đoạn wash vải để các tấm vải khi bán ra thị trường được mềm mại, tăng tính bền đẹp và hạn chế co rút lại.
3. Các loại vải canvas – vải bố phổ biến hiện nay
Vải canvas có may loại? Bạn là người yêu thích thiết kế từ vải bố để tạo nên sự độc đáo, lạ mắt mỗi khi ra đường. Tuy nhiên kinh nghiệm chọn vải thế nào vẫn luôn là câu hỏi khiến bạn phải lắc đầu. Còn chần chờ gì mà không cùng Hải Anh điểm qua cách phân biệt các loại vải Canvas dưới đây:
3.1 Vải bố được dệt từ sợi gai dầu
Đây là một trong số loại vải có ưu điểm nổi bật về vật lý đó là độ bền cao, chống ẩm mốc tuyệt đối, chịu nhiệt cao. Mặc dù khi nhìn vào chất liệu vải không mang lại tính thẩm mỹ cao nhưng lại được ứng dụng khá nhiều. Tuy nhiên trong ngành thời trang chất liệu này lại không được đánh giá cao. Thay vào đó việc dùng vải bố từ sợi gai dầu sẽ dùng để làm trang trí nhiều hơn.
3.2 Vải canvas pha cotton
Khi nhắc đến vải bố phổ biến chắc hẳn rằng các tín đồ thời trang sẽ luôn ưu tiên chọn vải cotton canvas. Mặc dù có giá thành rẻ, độ bền cao nhưng lại được đánh giá là chất liệu vải vừa ý nhất. Khi sờ vào bề mặt vải cotton canvas bạn sẽ có cảm giác mát, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt.
3.3 Vải canvas dệt từ lanh
Có thể ứng dụng vải lanh để dệt thành vải canvas, thế nhưng tính chi phí thì lại khá cao. Vì thế việc lựa chọn chất liệu này trong may mặc còn khá e dè. Tuy nhiên các tín đồ thời trang chịu chơi muốn trải nghiệm sự mềm mại, phóng khoáng từ chất liệu này có thể xem xét.
3.4. Vải polyester canvas
Chất liệu này là sự tích hợp giữa vải canvas và sợi polyester nhân tạo. Ưu điểm của dòng vải polyester canvas đó là độ bền cao, độ co giãn tốt, khả năng chống nước, kháng vi khuẩn hiệu quả. Vì vậy, chất liệu được nhiều người tin dùng và lựa chọn để may các loại trang phục quần áo, túi xách, thảm trải sàn,…
Tham khảo:
- Thời trang vải jean, phong cách trẻ trung giàu năng lượng cho giới trẻ
- Đặc tính của vải nỉ, các mẫu thời trang nỉ được giới trẻ ưa chuộng
4. Các đặc tính và ưu điểm của chất liệu canvas
4.1. Độ bền cao
Vải canvas có bền không? Ưu điểm nổi trội nhất của các dòng vải canvas đó là độ bền cực kỳ tốt. Đây cũng được đánh giá là chất liệu có sự bền chắc tuyệt đối. Nhờ đặc tính này, dòng canvas luôn là sự lựa chọn hàng đầu để sản xuất các loại cánh buồm cho thuyền.
4.2. Khả năng chống thấm nước tốt
Trên thực tế, chất liệu canvas được dệt theo dạng lưới. Do đó, nếu chỉ sử dụng nguyên liệu tự nhiên là sợi gai dầu thì khả năng chống thấm nước sẽ không tốt. Tuy nhiên, hiện nay đi cùng với sự phát triển của công nghệ, vải bố canvas cùng đã được cải thiện về chất lượng để đảm bảo hiệu quả chống thấm nước, ứng dụng cho các sản phẩm người trời như lều, bạt, rèm cửa,…
4.3. Độ giữ màu cao
Khả năng giữ màu của vải bố canvas cũng được đánh giá rất cao, ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Nhờ vậy, các sản phẩm được làm từ chất liệu canvas sẽ hạn chế tối đa tình trạng phai màu, bạc màu sau nhiều giặt giũ.
4.4. Thân thiện với môi trường
Vải bố canvas là một loại vải tự nhiên nên hoàn toàn an toàn và lành tính với làn da người dùng. Không chỉ vậy, quy trình sản xuất, gia công vải canvas cũng không ảnh hưởng đến môi trường, hạn chế tối đa việc ô nhiễm nguồn nước và không khí như nhiều loại vải nhân tạo khác.
5. Nhược điểm của vải bố canvas
5.1. Cứng và cồng kềnh
Vải canvas tuy nhẹ nhưng lại khá cứng, dày và cồng kềnh. Do đó, chất liệu này không thực sự phù hợp để may các mẫu trang phục mùa hè. Ngoài ra, chất vải quá cứng cũng khiến form quần áo kém mềm mại, khó tôn dáng người mặc.
5.2. Khó vệ sinh
Canvas là một loại vải tương đối dày, nên việc giặt giũ, vệ sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Chất vải này có thời gian khô lâu hơn so với những loại vải tự nhiên khác như cotton, lụa hay lanh,…
5.3. Đòi hỏi sự quan bảo đặc biệt
Thêm một nhược điểm nữa của chất liệu canvas đó là khó bảo quản. Với một số chất liệu canvas đòi hỏi người dùng phải có những biện pháp bảo quản đặc biệt để hạn chế tính trạng ẩm mốc, hư hỏng do ảnh hưởng từ môi trường.
6. Kinh nghiệm phân biệt vải canvas – vải bố chất lượng
Chất liệu vải canvas sở hữu những đặc tính riêng biệt nên dễ dàng nhận biệt. Chỉ với một số tips đơn giản để phân biệt vải bố canvas chất lượng, cao cấp:
6.1. Đánh giá độ đàn hồi và sự co giãn
Vải bố canvas chất lượng thường sẽ đi kèm với khả năng co giãn tốt, chịu được tác động và nhiệt độ cao. Theo đó, bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng tay kéo mảnh vải về hai bên và quan sát bề mặt vải. Nếu mẫu vải nhanh chóng quay lại trạng thái ban đầu, không có dấu hiệu bị kéo dãn thì đây là chất liệu canvas tốt mà bạn đang tìm kiếm.
6.2. Cảm nhận bề mặt vải
Khác với những loại vải tự nhiên thông thường, khi chạm vào vải canvas sẽ cảm nhận được sự thô, cứng, không mềm mại hay êm ái. Ngoài ra, vải bố khá dày dặn và cấu trúc dệt chắc chắn nên bạn sẽ dễ dàng nhận biết.
6.3. Kiểm tra khả năng chống thấm nước
Cách đơn giản nhất để kiểm tra độ chống thấm nước của chất liệu canvas đó là đổ trực tiếp một lượng nước vừa phải lên trên bề mặt vải. Với những loại vải canvas tốt, giọt nước sẽ có xu hướng trượt trên bề mặt vải và ít thấm vào bên trong.
6.4. Sử dụng nhiệt
Ngoài những cách phân biệt vải canvas chất lượng nêu trên, bạn cũng có thể thử đốt các mẫu vải. Đối với dòng vải canvas kết hợp cùng vải tự nhiên như cotton, lanh thì thường lửa cháy nhanh và không để lại hạt nhựa. Ngược lại, với các chất liệu canvas có pha với sợi tổng hợp, khi đốt sẽ cho mùi nhựa, xuất hiện các hạt nhựa và không có tro.
7. Những trang phục thường sử dụng vải Canvas
Trong thời trang vải canvas được ứng dụng nhiều trong việc làm phụ kiện đi kèm như balo, túi xách, giày dép và những thiết kế mùa thu đông.
7.1 Đầm và váy thời trang
Công nghệ hiện đại sẽ cho phép nhà sản xuất ứng dụng đặc tính nổi bật của chất liệu canvas vào ngành may mặc. Những thiết kế váy, đầm được nhiều cô nàng sang chảnh lựa chọn để tăng thêm vẻ đẹp cuốn hút, độc đáo, thể hiện cá tính.
7.2 Chân váy chữ A
Với chất liệu dày, bền và không thấm nước vì thế chất liệu còn được dùng để thiết kế nên những chiếc váy chữ A ngắn. Khi kết mix thêm chiếc áo phông hợp màu sắc, đi kèm phụ kiện chiếc túi vải bố sẽ giúp nàng tự tin, trẻ trung hơn rất nhiều.
7.3 Set đồ chất liệu Canvas
Xu hướng thời trang năm nay được các bạn trẻ yêu thích là set đồ chân váy, quần kết hợp cùng chiếc áo vest ngắn tay, dài tay. Không cần quá cầu kỳ nàng cũng đã làm tan chảy biết bao trái tim yêu thích cái đẹp.
Tham khảo:
- Vải Cotton Là Gì – Đặc Tính Nổi Trội Của Vải Thun Cotton
- Vải Hapimax là gì? Ưu điểm, nhược điểm và bảng giá Cotton Hapimax
8. Ứng dụng của vải canvas trong đời sống
Không chỉ xuất hiện nhiều trong ngành thời trang, vải bố canvas còn được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất của chất liệu canvas trong cuộc sống hiện đại:
8.1. Balo, túi xách và ví vải canvas
Túi canvas là gì? Túi vải canvas là gì? Đây là các loại túi xách được may từ dệt vải canvas. Đã nhắc đến vải canvas thì chắc chắn không thể thiếu một ứng dụng đặc thù đó là may balo, túi xách và ví. Đặc biệt, xu hướng thời trang hiện nay, các bạn trẻ yêu thích những túi xách, balo đơn giản nhưng cá tính và độc đáo được may từ canvas.
8.2. Giày dép vải bố canvas
Với ưu điểm vượt trội về độ bền bỉ cùng khả năng chống thấm nước tốt, nên vải canvas được ưa chuộng để sản xuất giày dép. Các mẫu giày dép được làm từ canvas mang hơi hướng vintage, basic nhưng cũng không kém phần thời trang và sành điệu.
8.3. Túi tote vải canvas
Những túi tote vải canvas đang trở thành một vật dụng không thể thiếu của nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng công sở. Với độ bền cao, khả năng chống thấm nước và màu nhuộm bắt mắt, may túi vải canvas mang lại vẻ đẹp hiện đại, năng động cùng nhiều tiện ích cho người dùng.
8.4. Tranh vải canvas
Vải canvas rất thích hợp để làm chất liệu vẽ tranh vải treo tường. Vải canvas vừa có khả năng lên màu đẹp chuẩn lại có độ bền cao nên có thể sử dụng trong thời gian dài mà không cần lo lắng về đồ phai màu hay nấm mốc,…
8.5. Đèn trang trí và bàn ghế
Thêm một ứng dụng nữa của chất liệu vải canvas đó chính là làm đèn trang trí và bàn ghế. Chính vì chất liệu tốt, mềm dẻo, độ bền cao và thân thiện, không gây kích ứng da nên bạn có thể yên tâm hơn khi rất nhiều sản phẩm.
8.6. Khăn trải bàn, rèm cửa vải canvas
Khăn trải bàn, rèm cửa được làm từ chất liệu canvas sở hữu bề mặt thô và chắc, lại không chứa các thành phần hóa học nên rất được ưa chuộng trong lĩnh vực trang trí nội thất. Để phù hợp với không gian trong nhà, bạn có thể lựa chọn những gam màu trung tính và nhẹ nhàng như nâu, ghi hoặc be,…
9. Cách bảo quản và vệ sinh vải canvas
Dưới đây, Đồng phục Hải Anh sẽ mách bạn một số cách làm sạch và bảo quản đồ dùng vải canvas cực kỳ đơn giản mà vẫn tiết kiệm được thời gian và chi phí:
- Ngâm vải canvas trong nước lạnh trong khoảng 5 phút trước khi giặt sạch bằng nước giặt hoặc bột giặt.
- Vải canvas sau khi giặt sạch cần được phơi khô tự nhiên để trên mặt phẳng cứng, không vắt trên giàn phơi.
- Đối với chất liệu vải canvas sẽ không được sử dụng bàn là hay máy sấy để làm khô vải, làm như vậy sẽ khiến sợi vải nhanh bị hỏng.
10. Giá vải canvas trên thị trường hiện nay
Hiện nay trên thị trường giá vải Canvas sẽ dao động từ 30,000 – 60,000 đồng/m. Sẽ cần căn cứ vào chất lượng vải mà giá thành sẽ giao động khác nhau.
– Nếu là vải khổ ngang 1.2m giá 30,000 VNĐ /m, sẽ có hai loại vải dệt thưa và khít.
– Vải khổ 1.4m giá 39,000 đồng/m cho vải có màu trắng.
– Các loại vải canvas màu giá 45,000 đồng/m.
– Vải canvas họa tiết giá 55,000 đồng/m.
11. Địa chỉ và lưu ý khi mua vải canvas
Mua vải canvas ở đâu TpHCM hay may túi vải canvas số lượng it ở đâu uy tín vẫn luôn là vấn đề chung của nhiều người. Dưới đây, đồng phục Hải Anh sẽ gợi ý đến bạn một số địa điểm mua vải canvas hoặc túi vải canvas chất lượng, uy tín:
11.1. Địa chỉ mua vải canvas TPHCM, Hà Nội
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các dệt vải canvas tại một số cửa hàng thủ công, cửa hàng vật liệu hoặc thậm chí là đặt mua trị tại các website hoặc sàn thương mại điện tử. Các cửa hàng bán chất liệu Canvas uy tín mà bạn có thể tham khảo như: vải Hoàng Chiến, vải bố Hòa Mỹ, Gia Hân,…
11.2. Những lưu ý khi đặt mua vải canvas
Để sở hữu được chất vải canvas phù hợp và ưng ý, bạn cần chú ý một số điểm quan trọng như sau:
- Xác định mục đích sử dụng: Đối với từng loại canvas sẽ phù hợp từng mục đích sử dụng khác nhau. Chẳng hạn, nếu vải canvas để may trang phục, quần áo, bạn nên lựa chọn các chất canvas cotton hay canvas lanh. Trường hợp chọn canvas để làm các loại vật trang trí, nội thất trong nhà thì nên ưu tiên các chất liệu có độ bền và dày như canvas poly.
- Quan tâm đến xuất xứ và quy trình sản xuất: Đây là hai yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng của chất liệu canvas. Đồng thời, chất liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cũng giúp người dùng yên tâm hơn khi sử dụng, hạn chế tối đa các tình trạng kích ứng không mong muốn.
Tổng kết
Thông qua bài chia sẻ của đồng phục Hải Anh về vải canvas có lẽ bạn đã hiểu rõ hơn về chất liệu này. Còn chần chờ gì không tham khảo và chốt ngay mẫu thiết kế từ chất liệu này để giúp bạn thêm cá tính, trẻ trung và thể hiện được phong cách riêng của mình. Nếu quý khách hàng quan tâm đến các sản phẩm đồng phục công sở, đồng phục công ty, hội nhóm hay đồng phục mầm non, đồng phục họp lớp, áo khoác đồng phục uy tín, chất lượng và giá rẻ, có thể liên hệ trực tiếp với Đồng phục Hải Anh qua số điện thoại 0886 268 268 để nhận được tư vấn chi tiết nhất.