Chất vải Jacquard là một loại vải được tổng hợp từ nhiều loại sợi khác nhau như cotton, poly, lụa,… Loại vải này gây ấn tượng bởi những họa tiết hoa văn độc đáo trên bề mặt mà không hề thông qua công nghệ dệt thêu. Vải Jacquard được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao, độ bền lâu dài và khả năng co giãn tuyệt vời.
Tham khảo:
- Vải Bamboo Là Gì- Ứng Dụng Của Sợi Bamboo Trong Cuộc Sống
- Chất Kate Thái Là Như Thế Nào? Có Mát Không? Giá Bao Nhiêu?
Vậy vải Jacquard là gì? Có nguồn gốc và lịch sự hình thành ra sao? Ưu và nhược điểm vải Jacquard như thế nào? Hãy để Đồng phục Hải Anh thay bạn trả lời những vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Giới thiệu tổng quan về chất vải Jacquard
1.1. Vải Jacquard là gì?
Chất vải Jacquard là vải được dệt từ các sợi khác nhau như cotton, polyester,…có các hoạ tiết hoa văn được dệt trực tiếp lên cấu trúc vải mà không phải thông qua công nghệ thêu giống các loại sản phẩm khác.
Vải Jacquard được đánh giá cao bởi tính chất trang trí và tính thẩm mỹ nó mang lại. Không chỉ vậy, vải Jacquard tương đối bền và dày dặn nên được sử dụng phổ biến để may các loại trang phục dạ hội, áo vest,… Ngoài ra, chất liệu này cũng được ưa chuộng để làm các loại đồ gia dùng trong nha như rèm cửa, đồ bọc nội thất, thảm trải sàn,…
1.2. Lịch sử và xuất xứ của vải Jacquard
Jacquard ở đây là tên của nhà phát minh người Pháp Joseph – Marie Jacquard. Vào năm 1804, nhờ công nghệ dệt bằng cơ học với phương pháp sử dụng thẻ đục lỗ của Jacquard giúp dệt trực tiếp các hoa văn lên vải với nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau mà người ta đã lấy tên của ông để đặt tên cho chất vải này.
Trải qua nhiều năm ứng dụng và cải tiến, vải Jacquard ngày nay được sản xuất với quy trình tự động hoá, giúp tiết kiệm thời gian và tạo ra được số lượng vải nhanh chóng, đáp ứng cho nhu cầu gia tăng của người dùng.
1.3. Tại sao vải Jacquard lại được ưa chuộng như hiện nay?
Chất liệu Jacquard là một trong những dòng vải có độ bền cao nhất thị trường. Bên cạnh độ bền, vải Jacquard còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội khác về khả năng co giãn đàn hồi. Chất vải ít bị nhăn, nhàu nát hay mất form dáng trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, bề mặt vải Jacquard gây ấn tượng bởi những họa tiết hoa văn độc đáo, bắt mắt, tính ứng dụng cao nên được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
2. Quá trình sản xuất vải Jacquard
Để tạo ra vải Jacquard chất lượng, các thợ dệt đã phải đáp ứng đầy đủ các khâu trong quy trình sản xuất như sau:
2.1 Toàn bộ quá trình kéo sợi
– Ở khâu này diễn ra các bước xử lý:
Bước 1: Các nguyên liệu đầu vào cấu thành nên chất vải Jacquard đều được xử lý sạch sẽ các tạp chất như bụi, đất,…
Bước 2: Nguyên liệu đã làm sạch được đưa đi kéo thô để làm gia tăng kích thước cũng như độ bền và tạo thành từng ống.
Bước 3: Sợi vải được đưa quá trình hồ sợi dọc và sử dụng tinh bột biến tính, hồ nhân tạo như polyvinylalcol PVA, polyacrylat,… để tạo thành màng bọc hồ xung quanh sợi vải. Giúp cho sợi trở nên bền chắc, sơn bóng hơn.
2.2 Nhuộm màu cho sợi vải
Sau khâu kéo sợi, các thợ dệt tiếp tục đưa các sợi vải thô đi tẩy trắng để làm mất đi màu sắc tự nhiên của sợi và sau đó là bắt đầu nhuộm màu cho sợi vải.
Tiếp đó là công đoạn giặt vải được tiến hành xen kẽ nhằm để tách các màu dư cũng như là tách lớp bủi bận còn sót lại.
2.3 Công đoạn cuối dệt vải và hoàn thiện
Ở khâu này, người thợ tiến hành sử dụng máy móc để dệt vải Jacquard. Tấm vải được dệt xen kẽ giữa các sợi vải ngang và dọc, và sử dụng các mẫu hoa văn có sẵn để dệt trực tiếp lên mảnh vải. Sau đó, người ta đem chất vải Jacquard nấu trong hỗn hợp dung dịch hoá học và các chất phụ trợ.
Sau khi dệt hoàn tất, các tấm vải này sẽ được đưa qua kiểm tra, đóng gói và xuất khẩu. Ở khẩu kiểm tra, người ta sẽ kiểm tra lại lần cuối để đảm bảo chất lượng được đồng bộ, không còn lỗi sai nào tồn đọng.
3. Các loại chất vải Jacquard phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều chất vải Jacquard với thành phần và giá cả đáp ứng nhu cầu của đa số người tiêu dùng. Để lựa chọn được chất vải chất lượng, đúng mục đích sử dụng của mình, người dùng có thể tham khảo những loại vải Jacquard sau đây:
3.1 Chất vải Jacquard thổ cẩm
Chất vải thổ cẩm đang rất được ưa chuộng trong may mặc vào những năm gần đây. Tại Việt Nam, vải thổ cẩm được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công, được dệt nên từ dân tộc thiểu số như Mông, Mường,…với mục đích làm quà lưu niệm, phụ kiện, làm trang phục dân tộc truyền thống,…
3.2 Vải jacquard damask
Khác với độ thô ráp của thổ cẩm, vải Damask thường được dệt trên một nền màu, có được đánh cao nhờ độ bóng và bền cao. Các hoa văn dệt trên vải thường được dệt theo chiều ngang, còn sợi vải thì lại dệt theo chiều dọc.
Người ta thường sử dụng sợi len, tơ tằm hoặc sợi lanh cùng các loại sợi tổng hợp khác như polyester để dệt nên vải Damask. Nhờ đó mà chất vải này có được độ thoáng mát và độ bền tốt, giúp tạo được phong thái sang trọng cho người mặc.
3.3 Chất vải Jacquard lụa
Vải lụa Jacquard chủ yếu sử dụng sợi tơ tằm nên chất vải có độ mềm mịn, mát mẻ. Được ứng dụng cho các dòng phụ kiện, thời trang công sở cao cấp.
3.4 Vải Matelasse
Ứng dụng công nghệ dệt Jacquard, vải Matelasse làm từ chất liệu sợi bông, tơ lụa giúp tạo ra trang phục có độ co giãn tốt.
3.5. Vải cotton Jacquard
Chất liệu vải cotton Jacquard được dệt 100% sợi bông tự nhiên nên thừa hưởng những đặc tính nổi bật của dòng vải cotton. Vải cotton jacquard có độ bền cao, hiệu quả thấm hút tuyệt vời. Không chỉ vậy, loại vải này không bị nhăn, nhàu như các loại cotton thông thường, lành tính và không gây kích ứng da.
Tham khảo:
- Vải lụa Mango là gì? Có tốt không? Giá vải mago Hàn Quốc cao cấp
- Vải ren được sản xuất như thế nào, chất liệu ứng dụng cao
4. Ưu điểm nổi trội của chất liệu jacquard
4.1. Độ bền vải cao
Thực tế, độ bền của vải Jacquard được đánh giá cao hơn rất nhiều so với các loại vải khác trên thị trường. Chất vải không hề bị biến dạng, bai dão hay chảy xệ trong quá trình sử dụng, ngay cả khi thường xuyên giặt máy. Do đó, hầu hết các thiết kế từ vải jacquard đều có thể giữ được form dáng tốt, nhất là những loại trang phục cao cấp như vest, đầm dạ hội,…
4.2. Chất liệu Jacquard có độ co giãn tốt
Với việc áp dụng kỹ thuật dệt phức tạp, tạo cấu trúc liên kết chặt chẽ giữa các sợi vải, chất liệu jacquard có độ dẻo dai và đàn hồi tốt. Sau nhiều lần giặt giũ, vải Jacquard vẫn không hề bị nhăn nhúm hay nhàu nát như nhiều chất liệu tự nhiên khác.
4.3. Màu sắc và hoa văn đa dạng
Chất liệu vải Jacquard mang vẻ đẹp sang trọng, quý phái với những đường nét và họa tiết, hoa văn độc đáo trên bề mặt vải nên mang lại sự tự tin cho người dùng. Loại vải Jacquard được gia công một cách tỉ mỉ, tinh tế nên rất thịnh hành trong lĩnh vực thời trang cao cấp.
5. Những hạn chế của vải Jacquard
Mặc dù đem lại nhiều ưu điểm cũng như tính tiện lợi trong khâu sản xuất nhưng chất vải Jacquard cũng tồn tại những hạn chế chưa khắc phục triệt để như sau:
– Khó bảo quản
Tuổi thọ của chất vải này rất dễ tiêu hao, do đó người mặc nên hạn chế sử dụng thuốc tẩy rửa mạnh lên trực tiếp bề mặt vải để tránh làm phai màu.
– Không phơi trực tiếp ánh nắng mặt trời
Chất vải này không chịu được nhiệt độ từ 30 độ trở lên. Vì thế, cần lưu ý phơi ở nơi có bóng râm, nhiều gió và không được ủi trực tiếp lên vải.
6. So sánh vải jacquard với các loại vải khác
6.1. Sự khác biệt giữa vải Jacquard và vải lụa
So với vải lụa mỏng, nhẹ và mềm, chất liệu Jacquard có phần dày dặn và đứng form hơn. Vì vậy, vải lụa hoặc satin thường được ưu tiên để thiết kế những mẫu đầm, sơ mi hay váy dạ hội mong phong thái nhẹ nhàng, thanh thoát và sang trọng.
Trong khi đó, chất liệu Jacquard lại phù hợp hơn với những mẫu áo vest thanh lịch hay đầm dạ hội lộng lẫy, quý phái. Đặc biệt, vải Jacquard sở hữu các họa tiết hoa văn có bố cục đối xứng, tôn lên vẻ đẹp phóng khoáng và mềm mại, thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế.
6.2. Tính năng đặc biệt so với vải satin và vải lụa
Tính năng đặc trưng của dòng vải Jacquard phải kể đến độ bền cao. Với việc áp dụng kỹ thuật dệt cấu trúc các sợi liên kết, bề mặt vải jacquard bền và chắc hơn hẳn so với các chất liệu lanh, lụa hay satin.
Cùng với đó, vải jacquard được dệt từ máy móc hiện đại nên không giới hạn sức sáng tạo. Điều này tạo nên sự đa dạng trong họa tiết trang trí trên vải jacquard, từ hình ảnh thiên nhiên, con người cho đến tình yêu,… đều được dệt một cách tinh tế và tỉ mỉ.
7. Kinh nghiệm phân biệt vải Jacquard chất lượng
Để lựa chọn được những cuộn vải Jacquard chất lượng, cao cấp, bạn cần đặc biệt chú ý một số điểm quan trọng như sau:
7.1. Kiểm tra độ dày và cấu trúc của vải
Vải Jacquard cao cấp và chất lượng sẽ có độ dày dặn và chắc chắn hơn nhiều so với vải kèm chất lượng. Ngoài ra, cấu trúc sợi vải cùng có độ liên kết nhất định, độ co giãn tốt nên không dễ bị bai dão theo thời gian. Để phân biệt vải Jacquard chất lượng, bạn có thể dùng tay để cảm nhận trực tiếp độ dày và khả năng đàn hồi, cấu trúc của vải.
7.2. Xem xét độ đối xương trong mẫu vải
Đối với các dòng vải Jacquard chất lượng tốt thường có tính đối xứng rõ ràng. Theo đó, các mẫu họa tiết hoa văn in trên vải đều được thể hiện một cách sắc nét và cân đối, tạo sự hài hòa cho trang phục.
7.3. Kiểm tra mặt sau của vải
Bề mặt sau của chất vải Jacquard cao cấp tương đối sạch sẽ và có cấu trúc đẹp. Ngoài ra, mặt sau không nhất thiết phải có lớp lót phụ, giúp tăng tính thẩm mỹ và vẻ tinh tế cho sản phẩm.
7.4. Kiểm tra độ bền màu của vải Jacquard
Cách đơn giản nhất để kiểm tra độ bám màu của dòng vải jacquard đó chính là ngâm hoặc rửa các mẫu vải thử. Đối với chất liệu jacquard cao cấp sẽ không có hiện tượng phai màu nhanh chóng sau một vài lần giặt.
7.5. Kiểm tra xuất xứ và nguồn gốc của vải
Để đảm bảo nhận về những cuộn vải jacquard chất lượng, đạt tiêu chuẩn, bạn cần tìm hiểu kỹ càng về thương hiệu cũng như nguồn cung cấp vải. Tốt nhất hãy tìm đến những địa chỉ uy tín, chất lượng, có danh tiếng và chứng minh được nguồn gốc của vải một cách minh bạch.
7.6. Tìm hiểu về loại sợi vải
Vải Jacquard là một dạng vải tổng hợp được dệt từ nhiều loại sợi khác nhau. Trong đó, nếu thành phần vải jacquard bao gồm các sợi tự nhiên như lụa, bông hoặc len sẽ có chất lượng cao tốt hơn so với việc sử dụng các loại sợi tổng hợp hay nhân tạo.
Tham khảo:
- Hỏi đáp: Vải thô là gì? quy trình sản xuất, cách phân biệt, giá thành
- Thời trang vải jean, phong cách trẻ trung giàu năng lượng cho giới trẻ
8. Ứng dụng của vải jacquard trong ngành trang trí nội thất
Sở hữu độ bóng đẹp tự nhiên, độ bền cao cũng những họa tiết độc đáo, chất liệu Jacquard đang rất được ưa chuộng trong lĩnh vực trang trí nội thất. Chẳng hạn như:
- Rèm cửa: Rèm cửa vải Jacquard có độ dày dặn nhất định, độ bền cao, khả năng kháng khuẩn và ngăn bám bụi.
- Bọc ghế sofa: Vải Jacquard mềm mại, hoa văn độc đáo đẹp mắt và chống bám bụi, kháng bẩn tốt nên được sử dụng để may các loại bọc ghế sofa.
- Chăn ga gối: Với họa tiết tinh tế, vải Jacquard mang lại vẻ đẹp sang trọng, lịch lãm cùng hiệu quả chống thấm nước, điều hòa thân nhiệt ổn định nên phù hợp để may các mẫu chăn ga và gối.
9. Những trang phục thường sử dụng chất vải Jacquard
Rất nhiều nhà thiết kế nổi tiếng đã sử dụng vải Jacquard tạo ra những bộ sưu tập độc đáo, đẹp mắt. Phải kể đến là những trang phục được sử dụng nhiều hiện nay như:
9.1 Áo khoác
Các hoa văn độc lạ, bắt mắt khi được dệt thành áo khoác sẽ tạo nên một phong cách độc đáo, cá tính và không kém phần hoài cổ. Rất thích hợp cho các nàng theo phong cách vintage, lãng mạn,…
9.2 Áo dài cách tân
Xu hướng áo dài hiện đại với kiểu dáng cách tân, sử dụng hoa văn khắc nổi để tạo điểm nhấn cho người mặc.
9.3 Áo sơ mi công sở
Sử dụng vải Jacquard dành cho phục trang áo sơ mi giúp tăng thêm sự đa dạng và phong cách cho người mặc.
10. Cách vệ sinh và bảo quản chất vải Jacquard
Vải Jacquard có đặc tính là độ bền cao, nhưng để sản phẩm luôn giữ được vẻ đẹp ban đầu, bạn cần lưu ý việc giặt và bảo quản đúng cách:
- Vải Jacquard có thể giặt tay hoặc giặt máy nhưng nên điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp, không nên dùng nước quá nóng để giặt sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng vải.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại chất tẩy mạnh để làm sạch bề mặt vải.
- Đối với những dòng vải Jacquard sử dụng sợi kim loại nên ưu tiên làm sạch bằng cách lau khô để đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm.
- Hạn chế phơi trang phục hay đồ dùng bằng vải Jacquard ở dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
11. Giá bán của chất vải jacquard trên thị trường hiện nay
Jacquard hiện nay trên thị trường có đa dạng chất liệu như vải thun, vải cotton,… cũng như mẫu mã được phân phối rộng rãi. Do đó, tùy theo từng loại vải và hoa văn có trên đó mà người mua sẽ trả những mức giá khác nhau. Trung bình giá vải Jacquard dao động khoảng 31.000 – 90.000 đồng/mét hoặc có thể đắt hơn tùy theo chất liệu, họa tiết, số lượng mua,…
Để biết được giá cả hợp lý và lựa chọn được những chất vải phù hợp với mục đích sử dụng, người mua có thể đến các chợ vải ở Hà Nội, Hồ Chí Minh để được tư vấn kỹ càng.
12. Địa chỉ may đồng phục công sở, công ty, hội nhóm uy tín – Đồng phục Hải Anh
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ đặt may đồng phục công sở, đồng phục công ty uy tín thì chắc chắn không thể bỏ qua Đồng phục Hải Anh. Với gần 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đồng phục, Hải Anh tự tin có thể đưa đến cho khách hàng những giải pháp đồng phục tối ưu về cả chất lượng lẫn chi phí.
Tại Hải Anh có sự đầu tư mạnh về hệ thống xưởng sản xuất và trang thiết bị máy móc. Sự đa dạng trong kho nguyên liệu, mẫu mã thiết kế phong phú cùng đội ngũ thợ may tay nghề cao, cam kết sự chỉnh chu và chau chuốt trong từng chi tiết nhỏ nhất.
Tổng kết
Sử dụng chất vải Jacquard trong sản xuất may mặc đang là xu hướng nở rộ trong giới thời trang hiện nay. Những trang phục sản xuất theo công nghệ này đều được nét độc đáo rất riêng. Quý khách hàng khi quan tâm và muốn tìm hiểu chi tiết hơn về các dòng sản phẩm đồng phục cao cấp tại Đồng phục Hải Anh, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0886.268.268 để được tư vấn chi tiết nhất!