Vải thô là chất liệu vải may lâu đời, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như may mặc, trang trí nội thất, công nghiệp,… Là nhóm vải sợi tự nhiên, được dệt từ các loại bông, gai và gần như không có hóa chất, chất liệu thô được đánh giá là loại vải có tuổi thọ cao, sở hữu vẻ đẹp mộc mạc, cổ điển “vintage”.
Tham khảo:
- Vải Bamboo Là Gì- Ứng Dụng Của Sợi Bamboo Trong Cuộc Sống
- Vải Canvas Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Vải Bố Canvas
Vậy vải thô là gì? Loại vải này sở hữu những ưu và nhược điểm như thế nào? Quy trình sản xuất chất liệu thô ra sao? Theo chân đồng phục Hải Anh để khám phá những vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu về chất liệu vải thô
1.1. Vải thô là gì?
Vải thô là một trong nhiều chất liệu vải được sử dụng phổ biến từ xưa đến nay. Chất liệu này đóng vai trò quan trọng trong ngành sản xuất trang phục, trang trí nội thất cùng một số ứng dụng khác.
Vải thô hay còn có tên gọi tiếng Anh là Raw Cloth là chất liệu được dệt từ sợi bông hoặc sợi gai trong tự nhiên. Điểm đặc biệt của chất liệu này đó là nó không có sự pha tạp của bất cứ loại sợi tổng hợp hay hóa chất nào khác. Do đó, chất vải thô có bề mặt vải mềm, mịn, phẳng, thể hiện được sự mộc mạc và đơn giản, khi sờ vào vải sẽ cảm nhận được sự thô cứng nhưng không gây khó chịu.
1.2. Lịch sự nguồn gốc của vải thô
Vải thô là loại vải có nguồn gốc khá lâu đời, được sử dụng để may các loại trang phục truyền thống, thể hiện cho nét đặc trưng văn hóa của dân tộc và quốc gia. Ở mỗi địa phương, khu vực, người ta sẽ sử dụng các loại sợi vải tự nhiên khác nhau để dệt vải, tạo nên sự đa dạng về chất liệu.
Theo thời gian, loại vải này không chỉ còn được sử dụng để may các mẫu trang phục cổ điển, mà còn tạo nên xu hướng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ thời trang, phụ kiện cho đến trang trí nội thất,… Với vẻ đẹp cổ điển vintage hoài cổ, mộc mạc và dung dị, chất liệu thô còn góp mặt trong nhiều thiết kế thời trang độc đáo, tạo nên những phong cách độc đáo và mới lạ.
2. Quá trình sản xuất vải thô diễn ra như thế nào?
Trong nội dung tiếp theo, bạn hãy cùng Hải Anh khám phá những công đoạn để sản xuất vải thô nhé:
2.1. Thu hoạch nguyên liệu
Nguyên liệu để có thể dệt lên vải thô thường là các loại sợi tự nhiên như bông, gai, lụa hoặc len,… Theo đó, người ta sẽ tiến hành thu hoạch các loại sợi bông, gai trong thiên nhiệt hoặc có thể tạo ra từ quá trình sản xuất sợi tổng hợp.
2.2. Chế biến nguyên liệu
Nguyên liệu sau khi được thu hoạch sẽ cần xử lý một cách cẩn thận để loại bỏ đi những tạp chất và kéo thành sợi. Quá trình chế biến nguyên liệu sợi vải sẽ bao gồm các công đoạn như đan sợi, cắt, giãn và xoắn sợi để tạo thành các sợi vải có độ mảnh và dẻo dai nhất định.
2.3. Dệt hoặc đan sợi vải
Các sợi vải sau quá trình chế biến được sử dụng để dệt hoặc đan tạo thành các tấm vải lớn. Hiện nay, quá trình dệt vải được thực hiện trên các loại máy đan chỉ định, sợi sẽ được ghép chồng lên nhau tạo nên cấu trúc vòng xoắn giúp tăng độ dày và chắc chắn của vải.
2.4. Xử lý vải sau khi dệt
Vải sau khi đan sẽ được chuyển sang các bước xử lý để làm sạch và tạo độ bền bỉ cho vải. Giai đoạn này sẽ bao gồm các công việc cơ bản như sử dụng chất tẩy trắng, hóa chất giữ màu,…
2.5. Hoàn thiện vải
Hoàn tất những công việc trên thì quá trình sản xuất vải thô đã đến trên 90%. Trước khi cho ra thành phẩm cuối cùng, vải còn được xử lý thêm để tạo những hiệu ứng bề mặt như in, thêu, cào, đính hạt hoặc nhuộm và xử lý chống thấm.
2.6. Kiểm tra và đánh giá chất lượng
Việc kiểm tra và đánh giá chất lượng vải sau khi sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng. Theo đó, vải thô đạt chất lượng sẽ cần đảm bảo những yêu cầu về độ dày, màu sắc, độ đàn hồi, độ bền, độ bị sờn,…
3. Phân loại các loại vải thô phổ biến hiện nay
Thị trường sẽ có đa dạng các loại vải thô, tuy nhiên người tiêu dùng sẽ biết đến với các loại chính:
3.1 Vải thô lụa
Đây là loại vải có độ mềm mại, sờ vào có cảm giác mát tay giống như vải lanh. Điểm khác biệt của vải thô lụa là mịn hơn hẳn các loại vải thô thường. Thô lụa khi mặc trên người sẽ có cảm giác thoải mái, thấm mồ hôi tốt. Điều đặc biệt là vải không bị nhăn, nhàu nát ngay cả khi bạn dùng tay vò mạnh vải.
3.2 Vải thô mộc
Vải thô mộc chất thô sẽ có độ cứng cao hơn thô lụa, điều này sẽ thích hợp để may nhiều sản phẩm áo sơ mi vì sẽ cho được thành phẩm vừa vặn với số đo cơ thể. Sẽ tùy vào từng độ dày của vải mà chia thành thô dày và thô mỏng.
3.3. Vải thô cotton
Đây là loại vải thô được dệt từ sợi bông cotton, được biết đến với đặc tính mềm mại cùng hiệu quả thấm hút mồ hôi ưu việt. Chất liệu này được ứng dụng phổ biến trong ngành thời trang và trang trí nội thất, sử dụng để sản xuất đệm, bọc ghế sofa hay các loại vải bọc bàn,…
3.4. Vải thô Hàn
Chất liệu vải thô Hàn được đánh giá là một trong những loại vải thổ chất lượng cao, được sản xuất tại Hàn Quốc. Loại vải này rất đa dạng về mẫu mã, thiết kế, màu sắc cũng như những họa tiết độc đáo, bắt mắt, phù hợp để may các mẫu quần áo thời trang, thời thượng.
3.5. Vải thô đũi
Thô đũi hay còn có tên gọi là lụa Tussal, đây là chất liệu thô được dệt từ sợi tăm thô. Đặc tính của loại vải này đó là nhẹ, mềm mịn, có độ bóng tự nhiên, chất vải khá xốp và sở hữu bề mặt thô ráp đặc trưng.
Trên thực tế, vải thô đũi là một một phần thừa của quá trình ươm tơ, hay dễ hiểu hơn thì thô đũi chính là phế liệu của tơ tằm. Bản chất, vải thô đũi là một loại lụa tơ tằm nhưng lại có đặc tính tương tư như vải thô và vải bố. Chất liệu này được ưa chuộng để may các loại trang phục hàng ngày hay đồng phục công sở.
3.6. Vải thô mềm
Khi so sánh với các loại vải thô phổ biến khác, vải thô mềm có độ mềm và sự thoải mái cao hơn. Đây là một giải pháp thay thế hoàn hảo cho những chất liệu thô cứng truyền thống, tạo cảm giác mềm mại, êm ái và dễ chịu hơn cho người dùng.
Tham khảo:
- Vải Cotton Là Gì – Đặc Tính Nổi Trội Của Vải Thun Cotton
- 3 Loại Vải Polyester(PE) Phổ Biến Nhất Và Giá Thành Của Từng Loại Vải
4. Kinh nghiệm phân biệt các loại vải thô chất lượng
Sự phổ biến của các chất liệu vải may thô là điều không cần bàn cãi thêm. Hiện tại, trên thị trường có vô vàn loại vải thô khác nhau với những đặc tính và ưu điểm riêng biệt. Tuy nhiên, để phân biệt được chất liệu thô chất lượng, cao cấp, bạn cần biết được những mẹo sau:
4.1. Kiểm tra độ dày của vải
Một tấm vải thô chất lượng đạt chuẩn sẽ có độ dày đồng đều cũng như độ mềm mịn nhất định. Trường hợp nếu bạn cảm nhận thấy chất vải quá mỏng hoặc quá dày thì khả năng cao đây là loại vải thô kém chất lượng mà bạn không nên lựa chọn.
4.2. Quan sát các sợi vải
Vải thô được dệt từ những sợi vải tự nhiên tạo thành các vòng tròn xoắn với cấu trúc chắc chắn nhằm đảm bảo độ dày và bền của vải. Do đó, chỉ cần quan sát khi các sợi vải đan, dệt với nhau bạn sẽ dễ dàng nhận định đâu là vải thô cao cấp và đâu là loại vải kém chất lượng.
4.3. Cảm nhận bằng xúc giác
Một đặc tính nổi bật của dòng vải thô đó là tạo cảm giác thô cứng đặc trưng khi tiếp xúc trực tiếp với da. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ không gây sự khó chịu, thô ráp mà thay vào đó là sự mềm mại nhất định. Vì vậy, một cách để bạn có thể nhận biết và đánh giá chất lượng của vải thô đó là hãy trực tiếp dùng tay để cảm nhận vải.
4.4. Kiểm tra độ đàn hồi
Vải thô chất lượng cao được đánh giá là có khả năng đàn hồi tốt, độ co giãn ổn định và không gây rối nhão sau khi bị kéo dãn. Nếu bạn kéo dãn vải và nhận thấy những vết nhăn hoặc khả năng đàn hồi không cao thì đây có thể là dấu hiệu của loại vải không đạt chất lượng.
4.5. Quan sát màu sắc và in hoa văn trên vải
Thêm một tips nữa giúp bạn nhận biết vải thô chất lượng đó là quan sát màu sắc và các họa tiết hình in trên mặt vải. Vải thô đạt tiêu chuẩn thường có màu sắc tươi sáng, hoa văn được in một cách rõ ràng. Ngược lại, vải kém chất lượng thường có màu bị nhợt, không đồng đều hoặc hoa văn bị nhòe.
5. Ưu điểm nổi bật của chất liệu vải thô
5.1. Độ bền và khả năng chống ma sát
Ưu điểm đầu tiên phải kể đến của các dòng vải thô đó là độ bền cao. Chất vải này được đánh giá là có độ bền bỉ lâu dài với thời gian, không bị sờn hay rách trong quá trình sử dụng nhờ cấu trúc dệt vải đặc biệt. Đồng thời, vải thô cũng có khả năng chống ma sát tốt giúp bảo vệ người mặc trong môi trường dễ bị tổn thương, đồng thời nâng cao tuổi thọ của sản phẩm.
5.2. Hút ẩm tốt và thoáng khí
Vải thô có khả năng thấm hút mồ hôi khá tốt, đây là một trong các ưu điểm nổi bật nhất của vải. Với độ dày của vải vừa phải, ưu thế thấm hút mồ hôi vì thế vải được nhiều người ưu tiên lựa chọn để may trang phục mùa hè. Khi được khoác trên mình trang phục bằng chất liệu thô sẽ có cảm giác thoải mái, không bị bí bách.
Các sản phẩm được sản xuất từ thiên nhiên sẽ có độ mềm mịn nhất định. Bề mặt vải khi chà sát vào nhau sẽ không bị cứng và không có tiếng sột soạt phát ra. Khi nhìn kỹ trên bề mặt vải bạn sẽ thấy có 1 lớp sợi bông nhẹ, chính vì điều này giúp cho vải thấm nước nhanh hơn.
5.3. Kháng khuẩn và kháng nấm mốc
Là một loại vải được sản xuất từ các loại sợi trong tự nhiên, trải qua quá trình dệt hiện đại và xử lý một cách chuyên nghiệp. Vải thô mang đến hiệu quả kháng khuẩn, chống nấm mốc và vi khuẩn một cách tốt nhất. Giúp đảm bảo trang phục hay đồ dùng từ vải thô luôn sẽ được vẻ bền mới, không chịu tác động xấu từ vi khuẩn hay nấm mốc.
5.4. Sản xuất thân thiện với môi trường
Điều đặc biệt nhiều người đánh giá cao vải thô là được dệt hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, quy trình sản xuất không sử dụng hóa chất. Chính vì điều này mà độ lành tính của vải cao, an toàn với người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.
6. Nhược điểm của vải thô
6.1. Dễ nhăn với chất vải tự nhiên
So với các loại vải tự nhiên khác, chất liệu thô bị đánh giá là dễ nhăn hơn, khiến nhiều người bị đánh giá là không “lịch sử” khi diện những trang phục từ loại vải này. Để khắc phục tình trạng này, người dùng cần chăm sóc quần áo vải thô một cách đặc biệt như giặt với nước lạnh, không vắt và thường xuyên là/ủi trang phục,…
6.2 Hơi cứng và dày
Vải thô sẽ giữ độ cứng nhất định, đây là nhược điểm lớn nhất của chất liệu này. Trước kia vì độ cứng của nó mà những nhà thiết kế thời trang chỉ chọn để may các trang phục cổ điển. Ngày nay sự phát triển và sáng tạo đã đã cho ra đời nhiều mẫu mã trẻ trung, màu sắc và tạo nên vẻ đẹp đặc biệt.
7. Những trang phục thường sử dụng vải thô
Với loại chất liệu thô có lẽ không còn quá xa lạ với thời trang từ quần áo đến váy vóc và cả phụ kiện. Sở hữu nhiều đặc tính mà không cần hình thức pr nào, vải thô đã dần khẳng định tên tuổi và mang lại sự thích thú cho người dùng. Dưới đây là một vài mẫu trang phục làm bằng chất liệu thô mời bạn cùng chiêm ngắm.
7.1 Váy thô đơn giản cho nàng dạo phố
Với những thiết kế váy chất thô đơn giản, tối màu hoặc sáng màu đều nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cô nàng. Đó có thể là những thiết kế váy liền thêm chút điểm nhấn ở thắt eo trông nàng thêm tự tin. Ngoài ra nàng cũng có thể chọn những chiếc chân váy, bộ váy thô rời để dễ dàng mix đồ khi đi làm, đi chơi.
Một chiếc đầm trắng nhẹ nhàng có lẽ là lựa chọn mà các cô nàng thích sự nhẹ nhàng, trong trẻo. Thiết kế váy liền có kết hợp thêm phần nút sẽ giúp vóc dáng nàng thêm mảnh mai và đẹp hơn trong mọi góc nhìn.
Một thiết kế váy thô hồng liền kết hợp cùng chiếc nơ ở thắt eo sẽ giúp những cô nàng có vóc dáng mất cân đối thêm tự tin hơn. Màu hồng nhẹ nhàng sẽ giúp tôn lên làn da trắng hồng không tì vết.
Sự đồng điệu về màu sắc, nhưng khác nhau về thiết kế cũng được hội bạn thân lựa chọn trong các chuyến du lịch, đi chơi cùng nhau. Màu sắc đơn giản, thiết kế nhẹ nhàng cũng đủ khiến nàng đốn tim người đối diện.
7.2 Áo sơ mi nam
Sơ mi nam vải thô được dệt từ sợi tự nhiên như vải kate thô, bề mặt vải có độ nhám nhẹ. Mặc dù có độ cơ giãn không cao nhưng khi mang trên người vẫn luôn mang lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Với vẻ đẹp mộc mạc, đơn giản thì đây sẽ là lựa chọn hợp lý đối với anh chàng thích đơn giản.
7.3. Quần vải thô
Những mẫu quần vải thô là item được đông đảo tín đồ thời trang lựa chọn trong thời gian gần đây. Chiếc quần này có thể cân được mọi outfit, phù hợp với cả nam và nữ cùng nhiều phong cách thời trang khác nhau. Đặc biệt, chất vải có độ dày dặn và cứng nhất định tạo nên form dáng ổn định, mang đến hiệu quả tôn dáng tuyệt vời cho người mặc. Cùng với đó là khả năng thấm hút mồ hôi tốt cũng là một yếu tố giúp chiếc quần thô trở thành sự ưu tiên hàng đầu trong những ngày hè nóng nực.
Tham khảo:
- Vải Tuyết Mưa Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Chất Tuyết Mưa
- Chất Vải Jacquard Là Gì? Đặc Tính Và Ứng Dụng Vải Jacquard
8. Ứng dụng của vải thô trong đời sống hàng ngày
Bên cạnh lĩnh vực thời trang, vải thô còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống khác, chẳng hạn như:
8.1. Trang trí nội thất và đồ gia dụng
Với đặc tính dày dặn, cứng cáp và độ bền cao, chất liệu thô được ứng dụng phổ biến để may các món đồ nội thất, gia dụng trong gia đình. Từ rèm cửa, bọc ghế, bọc gối hay những món đồ handmade trang trí nhà cửa,… đem đến nét cổ điển, mộc mạc và vintage cho không gian ngôi nhà của bạn.
8.2. Sử dụng trong sản xuất túi xách, giày dép và vali
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp chất liệu thô ở nhiều món phụ kiện thông dụng khác nhau như túi xách, giày dép, ví tiền hay vali. Những phụ kiện được làm từ vải thô tạo nên một vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo và được nhiều người yêu thích. Đặc biệt những chiếc túi tote vải thô đang là một item thời trang không thể thiếu của các bạn trẻ mỗi khi bước xuống phố.
8.3. Vải thô sử dụng trong lĩnh vực y tế
Chất liệu thô Oxford là loại vải được pha trộn giữa sợi bông và sợi polyester. Loại vải này có đặc tính là nhanh khô, hút ẩm tốt và độ bền chắc lâu dài với thời gian nên được lựa chọn để may các mẫu áo blouse trong ngành y tế.
9. Phân biệt vải thô và vải Canvas
Với đặc tính vải thô cứng, không ít người có sự nhầm lẫn giữa hai loại vải là vải thô và vải canvas. Cách nhận biết hai chất liệu này thực ra lại rất đơn giản như sau:
Đặc tính/Loại vải | Vải thô | Vải Canvas |
Thành phần | Có thành phần chính là các loại sợi vải tự nhiên như bông, gai, lanh,… (ít được pha trộn với hóa chất) | Được dệt từ sợi của cây gai dầu, kết hợp với một số loại sợi khác như cotton, poly, linen,… |
Khả năng thấm hút | Vải thô có khả năng hút ẩm tốt, tạo sự thoáng mát, dễ chịu cho người dùng. | Khả năng hút ẩm của vải canvas tốt hơn so với vải thô, tuy nhiên lại gây ra tình trạng vải bị lâu khô. |
Độ co giãn | Không co giãn | Tùy thuộc vào thành phần sợi vải |
Độ mềm mại | Vải thô có bề mặt mềm mại, khi sử dụng tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng nên phù hợp để may các loại trang phục mùa hè. | Vải Canvas có đặc tính là thô ráp, dày, cứng và khá nặng, nên không phù hợp để may trang phục mùa hè. |
Ứng dụng | May trang phục, giày dép, rèm cửa, bọc ghế và trang trí nội thất. | Các loại quần áo, giày dép, áo khoác, lều, bạt hoặc các loại vải buồm,… |
10. Cách làm sạch và bảo quản chất liệu thô đúng cách
Trong quá trình giặt và bảo quản trang phục từ vải thô, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để giữ cho quần áo luôn được bền đẹp với thời gian:
- Đối với các mẫu quần áo vải thô bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp giặt tay hoặc giặt máy. Tuy nhiên nên phân loại màu sắc của trang phục trước khi giặt để tránh tình trạng phai màu.
- Không nên vắt khô trang phục quá mức sẽ làm giãn sợi vải, ảnh hưởng đến cấu trúc sợi vải.
- Không phơi quần áo dưới ánh nắng gay gắt, lựa chọn những nơi mát mẻ, thoáng khí.
- Lựa chọn các loại nước giặt hoặc nước tẩy nhẹ để tránh làm bạc màu quần áo.
- Sau khi làm sạch và phơi khô quần áo, bạn nên gấp gọn và bảo quản trong tủ đồ sạch sẽ, thoáng khí và không có côn trùng, mối mọt.
11. Giá bán của vải thô trên thị trường hiện nay
Giá bán được xem là ưu điểm tốt, vì nếu khi so với các chất liệu vải khác trên thị trường thì vải thô có giá thành thấp. Thường vải sẽ được bán theo khối thưởng, 1 kg sẽ có giá từ 220.000 VNĐ – 260.000 VNĐ tùy vào từng loại.
Tổng kết
Trên đây là bài chia sẻ những thông tin về vải thô dành cho những ai chưa rõ. Nếu đang băn khoăn trong việc chọn sản phẩm có thể tham khảo từ những thiết kế Hải Anh đã chia sẻ. Sự nhẹ nhàng, thông thoáng từ chất liệu vải sẽ làm bạn hài lòng.
Đồng phục Hải Anh hiện đang là địa chỉ xưởng may đồng phục uy tín, nhận được sự tin tưởng từ đông đảo khách hàng. Không chỉ cung cấp các loại vải thông dụng như vải cotton, vải thô, vải thun,… Hải Anh còn dày công nghiên cứu các loại vải độc quyền với những ưu điểm vượt trội như Piquecool, Hapimax,… đem lại những trải nghiệm tốt nhất về thời trang đồng phục, nâng tầm thương hiệu. Quý khách hàng có nhu cầu đặt may các sản phẩm đồng phục đẹp, chất lượng và giá rẻ, vui lòng liên hệ với Hải Anh qua hotline 0886 268 268.