Vải lụa được tạo ra như thế nào, thời trang lụa nét đẹp thần thái

Vải lụa là một trong các chất liệu cao cấp được ưa chuộng nhất hiện nay. Chất liệu có nguồn gốc từ các sợi tơ tự nhiên tạo nên độ bóng, bền đẹp. Lụa là biểu tượng cho sự sang trọng, đẳng cấp vì khi mang trên người tạ được cảm giác thoải mái, mềm mại và thanh lịch. Các khách sạn, spa là đơn vị may đồng phục công ty bằng vải lụa nhiều nhất. Vậy vải lụa sản xuất theo quy trình nào? Cách phân biệt các loại vải lụa cũng như giá thành ra sao?

1. Tìm hiểu vải lụa là gì?

Vải lụa là chất liệu có bề mặt mịn màng, mỏng nhẹ. Chất liệu có nguồn gốc chính từ sợi tơ tằm thiên nhiên. Điều đặc biệt khiến chất liệu chiếm được trái tim người tiêu dùng là cảm giác mát mẻ, sang chảnh khi khoác lên mình.

Để tạo nên những tấm vải đẹp, chất lượng cần phải nuôi tằm trên các diện rộng và tiếp theo là lấy tơ và sẽ thành sợi từ đó tạo nên thành phẩm vải lụa cao cấp.

Hình ảnh những xấp vải thành thẩm
Hình ảnh những xấp vải thành thẩm

Xem thêm: Vải Nylon chất liệu có tính ứng dụng thực tế cao, không bám bụi

2. Quá trình sản xuất vải lụa

Để tạo nên thành phẩm vải lụa cao cấp nhưng người công dân sẽ tiến hành theo trình tự các bước như sau:

2.1 Nuôi tằm

Nhộng tằm được nuôi đến khi phát triển ở điều kiện thời tiết thoáng mát, đặc biệt là mùa xuân và mùa thu là thời điểm tốt nhất. Vòng đời trung bình của một con tằm từ 23-25 ngày, chúng sẽ trải qua 4 lần lột xác. Vì thế kén của chúng sẽ được sử dụng để làm nguyên liệu dệt nên tấm vải lụa.

2.2 Ươm tơ

Đây là công đoạn thợ kéo tơ từ kén thu hoạch trước đó thành sợi thành phẩm. Thời gian sẽ bắt đầu ươm là 1 tuần sau khi tằm lên né và cần ươm trong khoảng thời gian 5 ngày.

2.3 Dệt lụa

Căn cứ vào chất lượng của sợi tơ mà những người thợ dệt sẽ có cách thực hiện độ dày, mỏng của lụa khác nhau. Chính quá trình dệt sợi ban đầu đã tạo nên nhiều loại lụa về độ dày và mỏng hoặc độ mềm, độ cứng.

2.4 Nhuộm màu

Đây sẽ là bước cuối để tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho các tấm vải. Vì lụa nguyên bản chỉ có màu trắng ngà của tơ vì thế để thu hút và tạo nên màu sắc cần phải nhuộm màu. Trước khi ngâm vải với thuốc nhuộm lụa sẽ được ngâm trong bể nước nóng để làm truột tơ tức làm sạch lớp keo bám dính trên bề mặt vải.

Trực tiếp quá trình nhuộm màu cho lụa
Trực tiếp quá trình nhuộm màu cho lụa

3. Kinh nghiệm phân biệt các loại vải lụa

Thị trường hiện nay có khá nhiều loại vải lụa được bày bán. Nếu là người chưa có kinh nghiệm việc chọn lựa sẽ trở nên khó khăn hơn. Còn chần chờ gì không tham khảo kinh nghiệm chọn vải lụa dưới đây từ Hải Anh.

3.1 Lụa tơ tằm

Lụa tơ tằm là loại vải cao cấp nhất. Lụa sẽ được sản xuất 100% bằng thủ công truyền thống. Loại vải sẽ có màu trắng ngà là màu tự nhiên của tơ tằm.

Sẽ khó tìm được màu trắng tinh từ loại vải cao cấp này. Không giống với bất cứ loại vải lụa nào trên thị trường. Màu sắc của lụa tơ tằm sẽ có màu đơn giản, thường là màu đơn sắc, hoa văn không cầu kỳ, truyền thống sẽ là trúc, hoa mai, chim phượng.

3.2 Lụa satin

Lụa satin được sử dụng tơ tằm để dệt nên từ kỹ thuật dệt vân đoạn từ đó tạo nên sự liên kết chặt giữa sợi tơ ngang và sợi dọc. Khi để ý sẽ nhận thấy satin sẽ có các sợi ngang song song nhiều hơn sợi dọc vì thế độ bóng mịn của loại vải này rất lớn.

3.3 Lụa cotton

Cotton lụa là dạng vải kết hợp từ 2 chất liệu là cotton và lụa. Đặc tính nổi bật của loại vải này là bề mặt sáng bóng, chống tĩnh điện, thích hợp với điều kiện thời tiết khác nhau.

Quý trình dệt lụa từ những sợi tơ
Quý trình dệt lụa từ những sợi tơ

4. Đánh giá tổng quát về vải lụa?

4.1 Ưu điểm

Vải lụa được ưa chuộng nhiều chính bởi sự mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt. Xen lẫn với đó là các ưu điểm khác:

– Lụa được sử dụng may trang phục có độ mềm mại, óng ánh và bồng bềnh. Nhờ đó khi khoác lên mình sức hấp dẫn, sang trọng được thể hiện rõ nhất.

– Lụa được sử dụng từ tơ tằm thiên nhiên nên an toàn với da. Điều đặc biệt là không gây kích ứng như các loại vải kém chất lượng trên thị trường.

– Thân thiện với môi trường, an toàn sức khỏe người tiêu dùng.

4.2 Nhược điểm

Bên cạnh nhiều ưu điểm nổi bật vải lụa cũng có những nhược điểm đi kèm:

– Khi gặp mồ hôi trang phục dễ bị ố vàng nếu không xử lý kịp.

– Vải lụa có nguồn gốc từ thiên nhiên vì thế khó nhuộm màu.

– Độ đàn hồi của vải không được tốt.

– Giá thành khá cao.

Áo dài truyền thống Việt Nam thướt tha trên chất liệu lụa
Áo dài truyền thống Việt Nam thướt tha trên chất liệu lụa

5. Những trang phục thường sử dụng vải lụa

5.1 Áo sơ mi lụa

Áo sơ mi là món quà quá đỗi quen thuộc trong tủ đồ mỗi cô nàng công sở. Tuy nhiên để tránh nhàm chán nhiều nàng đã ưu tiên diện nên những thiết kế sơ mi lụa độc đáo, sang trọng nhưng không kém phần tinh tế.

Không chỉ nhẹ nhàng, tạo nên sự thoải mái cho người mặc, thiết kế sơ mi lụa còn giúp các nàng trở nên nghiêm túc và sang chảnh hơn tại môi trường làm việc. Sự phóng khoáng, cá tính của thiết kế sơ mi nữ khiến bao trái tim cô nàng phải tan chảy.

Sơ mi lụa giúp nàng trở nên cá tính, sang trọng
Sơ mi lụa giúp nàng trở nên cá tính, sang trọng
Độc đáo với mẫu áo bằng chất liệu lụa cao cấp
Độc đáo với mẫu áo bằng chất liệu lụa cao cấp

5.2 Đầm lụa

Vải lụa có được tính chất bóng và rũ nhẹ sẽ giúp lột tả được các đường cong của phái đẹp. Khi diện trên người sẽ giúp nàng có được sự gợi cảm, quyến rũ nhất định. Có thể kết hợp các mẫu váy bèo nhún, nơ, thắt thêm chút eo để giúp nàng mảnh khảnh hơn.

Đầm lụa xanh xẻ sâu giúp tôn lên vóc dáng của nàng
Đầm lụa xanh xẻ sâu giúp tôn lên vóc dáng của nàng
Váy lụa hai dây dáng rộng sang chảnh
Váy lụa hai dây dáng rộng sang chảnh
Váy lụa đen dạo phố thu hút ánh nhìn
Váy lụa đen dạo phố thu hút ánh nhìn

5.3 Quần vải lụa

Thay vì việc tập trung chọn các thiết kế quần jean thì nàng nên thử ngay thiết kế quần lụa cao cấp. Không chỉ giúp thoải mái, mà thiết kế phù hợp còn giúp nàng tôn dáng cực đỉnh.

Quần lụa đen cho nàng đi chơi, dạo phố
Quần lụa đen cho nàng đi chơi, dạo phố
Độc đáo với mẫu quần lụa xẻ gấu
Độc đáo với mẫu quần lụa xẻ gấu

6. Giá bán của vải lụa trên thị trường hiện nay

Vải lụa cao cấp thường có giá thành cao, vì đây là vải thuộc vào danh sách khó sản xuất chi phí vận chuyển rất cao. Sẽ tùy vào từng loại mà giá thành sẽ có chênh lệch ít nhiều. Nếu lụa truyền thống được dệt theo khổ 90cm sẽ có giá:

– Lụa loại mỏng giá từ 110.000 VNĐ – 150.000 VNĐ/ M.

– Lụa dày giá từ 400.000 VNĐ / M.

Thị trường có một số cơ sở có sản xuất khổ vải lụa 120 cm. Khổ vải này sẽ có giá bán đắt hơn:

– Vải lụa mỏng bán với giá 175.000 VNĐ – 400.000 VNĐ/ M.

– Lụa loại dày bán giá là 450.000 VNĐ/ M.

– Vải lụa có khổ 150-160cm giá 900.000 VNĐ/ M.

Vải lụa là món quà quý giá mà thiên nhiên ưu ái dành cho mỗi con người thông qua chất liệu tơ tằm cùng bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã tạo nên thành quả tuyệt vời. Những trang phục khác nhau từ lụa sẽ giúp tôn lên vẻ đẹp, sang trọng và đẳng cấp hơn nhiều.

Đánh giá bài viết
Trả lời