Vải Nylon Là Gì – Ưu Và Nhược Điểm Của Chất Liệu Nylon

Vải Nylon thực chất là một loại nhựa và có nguồn gốc từ dầu thô. Trải qua các phản ứng hóa chất, chất liệu nylon mang đến những ưu điểm vượt trội về độ co giãn, độ bóng sáng và mềm mại. Hơn thế nữa, sợi nylon có khả năng chống thấm nước, ít nhăn và không bị biến dạng sau một thời gian sử dụng.

Tham khảo:

Trong nội dung bài viết dưới đây, bạn hãy cùng Đồng phục Hải Anh đi vào tìm hiểu chi tiết hơn về chất liệu vải nylon nhé.

Vải Nylon sở hữu những đặc tính nào nổi trội
Vải Nylon sở hữu những đặc tính nào nổi trội

1. Tìm hiểu vải Nylon là gì?

Nylon là một loại sợi vải nhân tạo, có nguồn gốc chính từ dầu thô. Vải nylon được sản xuất, gia công từ các sợi nhựa polymer polyamide tổng hợp. Sở hữu những đặc tính vượt trội về độ bền, khả năng chống thấm và chống mài mòn. Loại vải này được ứng dụng rộng rãi trong thời trang cũng như nhiều lĩnh vực cuộc sống như áo chống đạn, áo mưa, công nghiệp sản xuất,… 

Vải nylon có tính ứng dụng thực tế cao trong đời sống
Vải nylon có tính ứng dụng thực tế cao trong đời sống

2. Nguồn gốc và lịch sử hình thành chất liệu nylon

Chất liệu nylon được nghiên cứu và phát triển bởi nhà hóa học tên là Wallace Hume Carothers vào năm 1920. Khi làm việc tại công ty Dupont của Mỹ, ông đã chế tạo thành công ra chất liệu nyon khi cố gắng tìm kiếm một loại sợi tổng hợp có thể thay thế cho lụa.

Thời điểm năm 1938, nylon được sử dụng để sản xuất các loại bàn chải đánh răng. Đến giai đoạn 1940 – 1950, vải nylon trở nên phổ biến và trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho trang phục nữ giới.

Theo số liệu thống kê, sản lượng nylon được sản xuất và sử dụng trong năm 1990 lên đến 3.74 tấn. Và con số này vào năm 2018 đạt ngưỡng 5.4 tấn, chiếm khoảng 5% thị phần trên thị trường sản xuất sợi toàn cầu.

Quá trình sản xuất đơn giản, chi phí thấp và khả năng chống mài mòn cao đã giúp chất liệu nylon trở thành loại sợi có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống như hiện nay.

Quá trình hình thành và phát triển của chất liệu nylon
Quá trình hình thành và phát triển của chất liệu nylon

3. Quá trình sản xuất vải nylon hiện nay

Vải Nylon thực chất là polyme ngưng tụ hoặc là copolyme được tạo nên từ các phản ứng giữa monome khác nhau có các thành phần axit amin và axit cacboxylic. Vì thế các amit sẽ hình thành ở cả hai đầu monome ở phản ứng tương tự để tạo nên chất độc sinh học polypeptide.

Phần lớn các sợi nylon được hình thành từ các phản ứng axit dicarboxylic và diamine hay axit amin. Nhưng cũng có thể là phản ứng từ axit amin với chính nó như PA6. Đối với Nylon 6-6 thì các monome được dùng là axit adipic và hexamethylene diamin. Với sự kết hợp này đã tạo nên polymer và nước.

Nước tiếp tục lấy ra khỏi quá trình sản xuất nhằm mục đích tránh ảnh hưởng tới khâu tạo nên Nylon. Chuỗi polymer thường sẽ bao gồm 20.000 đơn vị monomer kết nối để tạo nên nhóm amit, trong đó mỗi nhóm như vậy sẽ chứa 1 nguyên tử nitơ.

Các khâu tiếp theo như dệt vải, nhuộm màu và làm sạch được tiến hành tương tự giống như các loại sợi thông thường. Khâu kiểm tra sẽ diễn ra khiêm ngặt hơn để đảm bảo được chất lượng tấm vải đồng đều, loại bỏ hoàn toàn hàng lỗ và tìm ra nguyên nhân để nâng cao hiệu quả trong lần sản xuất kế tiếp

Nhà máy sản xuất vải nylon tiêu chuẩn
Nhà máy sản xuất vải nylon tiêu chuẩn

Tham khảo:

4. Phân loại các loại vải nylon phổ biến

Sau đây là tổng hợp các loại vải nylon phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay: 

4.1. Chất liệu Nylon 1,6

Chất liệu Nylon 1,6 được tạo ra bằng cách tạo ra phản ứng hóa chất giữa adiponitrile, formaldehyde với nước. Tuy nhiên, nylon 1,6 không được ứng dụng cho vải mà chủ yếu trong ngành công nghiệp hóa chất hoặc sản xuất. 

4.2. Chất Nylon 4,6

So với chất liệu nylon thông thường, nylon 4,6 được đánh giá cao bởi khả năng chịu nhiệt độ cao. Do đó, chúng được ứng dụng để sản xuất các bộ phận của động cơ như hộp số, phanh hay hệ thống làm mát không khí. 

4.3. Chất liệu Nylon 510

Chất liệu Nylon 510 được tạo ra nhờ phản ứng giữa pentamethylene diamine và acid sebacic. Vải nylon 510 sở hữu những đặc tính vượt trội và có thể thay thế cho Nylon 66, tuy nhiên chi phí sản xuất lại tương đối đắt đỏ. Do đó, chất liệu này chủ yếu được ứng dụng trong các ngành công nghiệp và khoa học. 

4.4. Chất Nylon 6

Ưu điểm của chất nylon 6 đó khả năng co giãn tốt, độ đàn hồi cao và bề mặt vải bóng đẹp. Một số ứng dụng của vải nylon 6 có thể kể đến như ngành công nghiệp sản xuất ô tô, công nghiệp điện tử, kỹ thuật điện, sản xuất máy bay, y học hay công nghiệp may mặc. Tuy nhiên, nhược điểm chất liệu này là tương đối khó xử lý, bởi độ nhớt nóng chảy đặc biệt thấp. 

Chất liệu nylon 6 có khả năng co giãn tốt, độ bền bỉ cao
Chất liệu nylon 6 có khả năng co giãn tốt, độ bền bỉ cao

4.5. Vải Nylon 6,6

Chất liệu nylon 6,6 hay còn gọi là nylon 66 được xem là phiên bản tinh thể hơn của nylon 6. Qua quá trình gia công, sản xuất đặc biệt, vải nylon 6,6 đã được cải thiện về hiệu quả chịu nhiệt, khả năng thấm hút tốt. Ưu điểm của vải nylon đó là độ bền, độ dẻo dai, độ cứng và chống mài mòn cao. Vải Nylon 6,6 được ứng dụng để sản xuất các miếng đệm chống mòn, bánh xe dẫn hướng và vòng bi trượt. 

4.6. Nylon Spandex

Đây là loại vải Nylon có pha trộn với một lượng nhỏ sợi spandex. Nhờ đó, chất liệu được cải thiện về độ co giãn, đàn hồi và độ bền cao, được ứng dụng phổ biến hơn trong lĩnh vực may mặc thời trang và công nghiệp sản xuất. 

5. Kinh nghiệm phân biệt vải nylon chất lượng

Hiện nay để mua được vải Nylon 100% khá khó. Nhiều nhà sản xuất sẽ thường pha thêm các sợi tự nhiên như cotton, len hoặc sợi nhân tạo để giảm bớt giá thành trong sản xuất. Tuy nhiên để nhận diện được các loại vải có thành phần Nylon chiếm ưu thế bạn nên dựa vào các đặc điểm sau:

– Vải có chất liệu sờ vào mịn, bề mặt bóng, bắt sáng.

– Khi tác động như vò, xoắn vải Nylon ít nhăn và nhanh chóng trở về trạng trái phẳng như ban đầu.

– Khi đổ vài giọt nước lên mặt vải sẽ không bị thấm nước hoặc chỉ thấm một ít.

– Khi mặc vào ngày nắng người sử dụng sẽ dễ bí hơi cảm giác bết dính trên bề mặt da.

Để nhận biết chính xác bạn cần dùng 1 miếng vải nhỏ, đốt lên bạn sẽ thấy vải Nylon chất lượng ít bắt lửa nhưng vẫn có cảm giác nóng tay, mùi khét, không có tro, khi nguội sẽ vón cục.

Vải nylon với bề mặt hoàn toàn không thấm nước
Vải nylon với bề mặt hoàn toàn không thấm nước

6. Ưu điểm và đặc tính chính của vải Nylon

Dựa trên thực tế cho thấy vải Nylon có độ bền cao hơn các dòng vải lụa, vải voan, vải chiffon… Chúng có thể chống trầy xước, chống sự mài mòn tốt. Vì thế người sử dụng dễ dàng giặt tay hoặc giặt máy mà không lo vấn đề hư hỏng.

6.1. Độ bền và khả năng chống nhăn cao

So với các chất liệu tự nhiên như lụa, voan hay lanh,… vải nylon có độ bền và chắc cao hơn rất nhiều. Với khả năng chống mài mòn hiệu quả, bạn có thể dễ dàng vệ sinh vải nylon bằng máy giặt mà không cần lo lắng về vấn đề chất lượng vải. 

Hơn nữa, chất liệu Nylon còn ít bị nhăn và chỉ xuất hiện nếp nhăn ở một số vị trí thường xuyên bị co gập như khủy tay, đầu gối, nách áo,… Điều này giúp người dùng dễ dàng hơn trong quá trình bảo quản và là ủi trang phục. 

Độ bền cao và chống mài mòn, chống nhăn của vải nylon
Độ bền cao và chống mài mòn, chống nhăn của vải nylon

6.2. Khả năng chống thấm nước

Vải Nylon mang lại hiệu quả chống thấm nước rất tốt nên được ưa chuộng để sản xuất các loại áo mưa, vật liệu che mưa,… Ngoài ra, chất Nylon có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa các mầm bệnh hay nấm mốc, bảo vệ sức khỏe của người dùng một cách toàn diện. 

Vải Nilon có khả năng chống thấm hiệu quả
Vải Nilon có khả năng chống thấm hiệu quả

6.3. Nhẹ và độ linh hoạt cao

Vải Nylon khá nhẹ, mỏng và có độ linh hoạt cao, nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, chất liệu Nylon cho màu nhuộm bắt mắt, khả năng giữ màu tốt, khó phai và đa dạng màu sắc. Đó cũng là lý do, loại vải này đã trở thành cơn sốt thời trang vào những năm 40 – 50 của thế kỷ 20. 

Vải Nylon khá nhẹ, mỏng và khả năng bám màu tốt
Vải Nylon khá nhẹ, mỏng và khả năng bám màu tốt

6.4. Dễ vệ sinh và nhanh khô

Thêm một ưu điểm nữa của vải nylon đó là rất dễ vệ sinh và bảo quản. Bởi vải nylon có độ hút ẩm không quá lý tưởng nên đặc biệt nhanh khô. Và vải cũng không bị ảnh hưởng bởi quá trình thủy phân do nước biển, kháng nước nên được sử dụng trong các sản phẩm đồ bơi. 

Vải nylon được ưa chuộng để may các loại đồ bơi
Vải nylon được ưa chuộng để may các loại đồ bơi

7. Nhược điểm chất liệu Nylon

Bên cạnh những tác dụng không thể nào chối cãi thì trang phục sử dụng vải Nylon cũng có khá nhiều nhược điểm. Điển hình đầu tiên là tính hút ẩm kém của vải khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, nóng bức.

Trên thực tế vải dễ bị co ngót lại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao từ 180 độ trở nên. Nếu gặp nhiệt độ trên 215 độ chất liệu sẽ bị tan chảy, chúng sẽ nhanh hỏng khi bạn giặt và phơi ở trời nắng gắt hoặc đặt gần thiết bị nhiệt lượng cao.

Vải nylon mang một số nhược điểm nhất định
Vải nylon mang một số nhược điểm nhất định

8. Tác động sức khỏe và môi trường của vải Nilon

8.1. Tác hại tiềm ẩn của chất liệu nylon

Tuy sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật, nhưng không thể phủ nhận những tác hại mà dòng vải nylon đang ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe con người. Sở dĩ nói như vậy là bởi, chất liệu nylon được sản xuất từ nguyên liệu thô hexamethylenediamine. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch đều tác động tiêu cực đến môi trường. Dầu mỏ cũng không phải nguồn tài nguyên bền vững, và việc sản xuất nylon đòi hỏi một trữ lượng dầu thô khổng lồ, gây ra những bất lợi đối với môi trường và con người. 

Không chỉ vậy, quá trình sản xuất ra nylon cũng tạo ra những chất thải. Chủ yếu là lượng nước được dùng để làm mát sợi vải nylon, đây cũng nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở các khu vực xung quanh địa điểm sản xuất. 

Chất liệu nylon là chất tổng hợp và không thể phân hủy sinh học. Vì vậy, chúng sẽ tổn tài trong môi trường hàng trăm năm và đặt ra những bài toán khó về vấn đề tái chế cho nhiều quốc gia. 

Vải nylon là chất liệu tổng hợp và không thể phân hủy sinh học
Vải nylon là chất liệu tổng hợp và không thể phân hủy sinh học

8.2. Sự phát triển trong thời gian gần đây của vải Nylon

Hiện nay có rất nhiều giải pháp được đưa ra nhằm giảm thiểu các tác động xấu của chất liệu nylon nói riêng và ngành công nghiệp may mặc nói chung đến môi trường và con người. Cụ thể, sợi vải nylon đã có những cải thiện đáng kể về độ mềm mịn, khả năng co giãn cao hơn, độ bền bỉ và đặc biệt là có thể tái chế.

Ngoài ra, ứng dụng của vải nylon cũng ngày càng được mở rộng. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thời trang, chất liệu nylon ngày nay đã được sử dụng nhiều hơn trong các ngành công nghiệp như y tế, sản xuất ô tô, công nghiệp hàng không,… 

Cải tiến công nghệ hiện đại nhằm giảm thiểu tác động của vải nylon đến môi trường
Cải tiến công nghệ hiện đại nhằm giảm thiểu tác động của vải nylon đến môi trường

Tham khảo:

9. Các ứng dụng của chất liệu Nylon trong trang phục và đời sống

Được sử dụng phổ biến làm quần áo thể thao vì các ưu điểm nổi bật như chống mài mòn và độ bền cao. Các thương hiệu nổi tiếng như Nike hay Adidas đều dùng chất liệu này cho các thiết kế thương hiệu của mình.

9.1 Áo gió sử dụng vải Nylon cho nam

Các loại vải may áo gió hiện nay sẽ đa dạng, mỗi loại như vậy sẽ có đặc điểm riêng. Tuy nhiên vải Nylon luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng. Với ưu điểm không thấm nước, cản gió thì việc ứng dụng những chiếc áo gió trong mùa đông hoặc khi đi đường sẽ giúp bạn trở nên ấm áp nhưng vẫn thể hiện tính thẩm mỹ.

Chất liệu nylon đặc biệt được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ thể thao nam đẹp, bền bỉ. Nhiều vận động viên chuyên nghiệp sử dụng áo gió đồng phục vải nylon làm trang phục tập luyện vào mùa đông.

Áo khoác bằng vải Nylon nhẹ nhàng cho cánh mày râu
Áo khoác bằng vải Nylon nhẹ nhàng cho cánh mày râu

9.2 Áo gió vải Nylon phá cách cho phái nữ

Không khỏi ngạc nhiên khi chất liệu bằng Nylon nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người tiêu dùng. Với đặc tính dễ nhuộm màu vì thế các nhà sản xuất đã không ngần ngại mang đến những tấm vải màu sắc, thiết kế áo gió độc đáo, cá tính giúp nàng thêm ấn tượng hơn.

Phá cách, ấn tượng khi diện bộ trang phục bằng vải Nylon màu tím bạc
Phá cách, ấn tượng khi diện bộ trang phục bằng vải Nylon màu tím bạc

Cùng chất liệu nhưng khác kiểu dáng áo cũng đủ để nàng thể hiện cá tính của mình. Chiếc áo gió dáng dài sẽ được nàng lựa chọn để thể hiện gu thời trang độc đáo, phá cách.

Thiết kế áo gió dáng dài mạnh mẽ, đầy cuốn hút
Thiết kế áo gió dáng dài mạnh mẽ, đầy cuốn hút

9.3 Quần thể thao

Một trong những thiết kế từ vải Nylon được nhiều người lựa chọn phải kể đến là quần đùi thể thao. Những hoa văn đẹp, màu sắc ấn tượng cùng sự thoải mái trong tập luyện là điểm cộng lớn mà chất liệu mang lại.

Đặc tính nổi bật của Nylon là bền chắc nên được ứng dụng để làm áo khoác gió, quần leo núi để giảm bớt gió và giữ ấm cơ thể trong suốt hành trình chinh phục.

Quần đùi thể thao từ chất liệu Nylon hoa văn cao cấp
Quần đùi thể thao từ chất liệu Nylon hoa văn cao cấp

9.4. Giày dép, túi xách

Với đặc tính chống mài mòn, độ bền cao cùng khả năng chống thấm nước, chất liệu nylon được lựa chọn để sản xuất các mẫu giày dép và túi xách. Đặc biệt, với độ bóng đẹp cùng khả năng nhuộm màu, giữ màu tốt, giày dép hay túi xách từ vải nylon đều đánh giá cao bởi tính thẩm mỹ. 

Vải Nylon được ứng dụng để sản xuất các mẫu giày dép
Vải Nylon được ứng dụng để sản xuất các mẫu giày dép

9.5. Sản xuất đồ lều, áo mưa chống thấm nước

Chất liệu nylon có đặc tính là chống thấm nước, khả năng hút ẩm kém, nên rất được ưa chuộng để sản xuất các vật dụng đồ lều, bạt và áo mưa kháng nước. Đặc biệt, với khả năng bền bỉ cao, vật dụng từ vải nylon sẽ ít bị mài mòn, hay biến dạng trong quá trình dài sử dụng. 

Áo mưa chống nước được sản xuất từ vải nylon
Áo mưa chống nước được sản xuất từ vải nylon

9.6. Dây đai, lưới và đồ nghề trong ngành công nghiệp

Cũng chính nhờ những đặc tính về độ bền, chống mài mòn và độ co giãn tốt, nên vải nylon được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất dây đai bảo hộ, các loại lưới hay đồ nghề trong một số ngành công nghiệp. 

10. Mẹo lựa chọn và sử dụng vải Nylon thông minh

10.1. Lựa chọn loại vải phù hợp

Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng, bạn sẽ lựa chọn loại vải nylon phù hợp. Việc chọn sai chất liệu không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng, mà còn gây lãng phí và tạo ra lượng chất thải không cần thiết, tác động xấu đối với môi trường. 

Lựa chọn loại vải phù hợp với nhu cầu sử dụng
Lựa chọn loại vải phù hợp với nhu cầu sử dụng

10.2. Hạn chế dùng nylon công nghệ cũ ảnh hưởng đến môi trường

Sử dụng các chất liệu nilon được sản xuất từ công nghệ cũ sẽ để lại những hệ lụy tiêu cực đối với môi trường. Bởi các chất liệu này thường không có khả năng tái chế, khả năng ứng dụng kém linh hoạt và cần rất nhiều thời gian để phân hủy. Do đó, bạn hãy ưu tiên lựa chọn các dòng vải nylon thế hệ mới, được cải tiến hơn về đặc tính vải và giảm thiểu tác động đến môi trường. 

10.3. Vệ sinh và bảo quản vải nylon đúng cách

Việc vệ sinh và bảo quản chất liệu nylon đúng cách cũng là giải pháp giúp tăng độ bền của sản phẩm, tăng giá trị sử dụng và gián tiếp bảo vệ môi trường. Cụ thể, khi làm sạch và lưu trữ vải nylon, bạn cần chú ý những điểm sau đây:

  • Không giặt trang phục vải nylon bằng nước nóng hoặc sấy nóng sẽ làm vải bị biến dạng.
  • Không là ủi các loại trang phục, đồ dùng bằng chất liệu nylon với nhiệt độ quá cao. Trong trường hợp cần là ủi, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ thấp và đặt một tấm vải lót mỏng ở bên dưới.
  • Với ưu điểm vượt trội về độ bền và chống mài mòn, bạn có thể áp dụng các phương pháp giặt tay hay giặt máy đối với vải nylon.
  • Tuy nhiên, nên lựa chọn các loại chất giặt có độ tẩy trung bình và không tẩy trắng vải để giữa sản phẩm thêm bền màu.
  • Phơi quần áo và đồ dùng từ chất liệu nylon ở những nơi khô ráo, mát mẻ và tránh ánh nắng gay gắt của mặt trời. 
Vệ sinh và bảo quản vải nylon đúng cách để tăng tuổi thọ sản phẩm
Vệ sinh và bảo quản vải nylon đúng cách để tăng tuổi thọ sản phẩm

10.4. Có phương pháp xử lý vải nylon cũ

Khi sử dụng trang phục và các loại vật dụng làm từ chất liệu nylon, bạn luôn cần lên kế hoạch để xử lý, tái chế nylon cũ. Điều này giúp giảm thiểu lượng rác thải, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe con người. 

11. Giá bán của vải Nylon trên thị trường hiện nay

Giá bán vải Nylon tương đối rẻ so với các chất liệu khác trên thị trường. Đối với các loại hàng chất lượng trung bình bạn có thể mua từ 10.000 – 15.000 VNĐ /1m cao cấp hơn một chút sẽ có giá 40.000 – 50.000 VNĐ /1kg.

12. So sánh vải Nylon với các chất liệu khác

12.1. Vải nylon với vải cotton

Vải cotton là một dòng vải tự nhiên, có nguồn gốc từ sợi bông trong thiên nhiên. Ngược lại, chất liệu nylon lại được sản xuất từ các phản ứng hóa chất và có nguồn gốc từ dầu khí. Do đó, xét trên khía cạnh chất liệu bền vững thì vải cotton sẽ được đánh giá cao hơn bởi thân thiện với môi trường và có thể phân hủy sinh học.

Về độ bền vải, chất liệu nylon có phần ưu việt hơn so với vải cotton. Điều này có được là bởi, trong thành phần của nylon chứa các loại sợi hóa học, được nghiên cứu và cải tiến không ngừng về chất lượng nên độ bền bỉ và chống mài mòn cao. 

Về khả năng thấm hút, vải cotton mang lại hiệu quả thấm hút tốt, tạo sự thoáng mát, dễ chịu cho người mặc. Trong khi đó, đặc tính của vải nylon lại là chống thấm nước và khả năng hút ẩm kém, nên khi may trang phục hằng ngày có thể gây cảm giác bức bí, khó chịu. Thay vào đó, vải nylon được ứng dụng nhiều hơn để sản xuất các loại áo mưa, đồ dùng chống thấm nước.

Nhìn chung, chất liệu cotton và nylon sở hữu những đặc tính, ưu điểm khác nhau. Do đó, tính ứng dụng của hai loại vải này cũng có nhiều điểm khác biệt. 

So sánh đặc tính của vải cotton và vải nylon
So sánh đặc tính của vải cotton và vải nylon

12.2. Cách phân biệt vải Nylon và Polyester

Polyester và nylon có điểm chung đều là vải tổng hợp nhân tạo, có độ bền chắc cao và được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống. Để phân biệt hai loại vải này, bạn có thể dựa trên những đặc tính cơ bản như sau:

Vải Nylon Vải Polyester
Được tạo ra bởi các phản ứng hóa chất Được gia công bằng cách kéo sợi các nguyên liệu hóa học và các hạt nhựa
Độ bền ưu vượt và chắc chắn gấp hai lần so với vải poly Độ bền cao
Khả năng chống thấm nước tốt, vải nhanh khô Chống thấm nước tốt
Bề mặt vải mềm, mượt  Bề mặt khá thô ráp
Khả năng chống bám bụi tốt Dễ bị bám bụi
Giá thành khá đắt đỏ Chi phí rẻ
Khi đốt sẽ xuất hiện ngọn khói trắng Khi đốt có khói đen, mùi hôi và có hạt nhựa 

13. Địa chỉ sản xuất đồng phục công ty, doanh nghiệp chất lượng cao – Đồng phục Hải Anh

Đồng phục Hải Anh được biết đến là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đồng phục công sở, đồng phục công ty, đồng phục team building chất lượng. Với gần 15 năm kinh nghiệm, Hải Anh đã và đang gây dựng được chỗ đứng cũng như lòng tin của đông đảo khách hàng.

Đến với Đồng phục Hải Anh, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm quy trình đặt hàng quy chuẩn với đầy đủ các bước. Sự đa dạng về mẫu mã, chất liệu vải may và công nghệ in ấn hiện đại cũng là một yếu tố quan trọng giúp Hải Anh gây ấn tượng với khách hàng. 

Hiện tại, Hải Anh đang sở hữu 3 xưởng sản xuất quy mô lớn, được trang bị đầy đủ máy móc, công nghệ tiên tiến, cùng đội ngũ nhân viên may lành nghề, đáp ứng hiệu suất trên 10.000 sản phẩm/ngày. Đặc biệt, với việc áp dụng quy trình sản xuất khép kín, thường xuyên triển khai các ưu đãi lớn, nên giá may đồng phục tại Hải Anh vô cùng cạnh tranh, mang lại quyền lợi lớn cho khách hàng. 

Đồng phục Hải Anh - Địa chỉ may đồng phục cao cấp, chất lượng
Đồng phục Hải Anh – Địa chỉ may đồng phục cao cấp, chất lượng

Tổng kết

Trên đây là bài chia sẻ chi tiết về chất liệu vải Nylon. Bạn có thể lựa chọn trang phục từ chất liệu này để tạo nên phong cách riêng, đáp ứng mục đích trong cuộc sống hàng ngày. Với đặc tính bền chắc, không thấm nước nên bạn có thể sử dụng trong nhiều mục đích. Quý khách hàng khi có nhu cầu đặt may các mẫu đồng phục công sở, áo polo đồng phục cao cấp, chất lượng, vui lòng liên hệ với Đồng phục Hải Anh qua số hotline 0886 268 268 hoặc để lại số điện thoại ở bên dưới website.

Đánh giá bài viết
Để lại một bình luận