Vải Polyester (PE) là chất liệu quen thuộc và được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực may mặc. Với thành phần chính là sợi polyester nhân tạo, vải PE được đánh giá cao bởi khả năng chống nhăn, dễ vệ sinh và độ bền cao. Đặc biệt, vải polyester có hiệu quả thoát ẩm, nhanh khô nên tạo cảm giác thoáng mát, dễ chịu cho người mặc.
Tham khảo
- Tất tần tật về vải tuyết mưa, chất liệu được sử dụng nhiều trong thời trang
- Đặc tính của vải cotton cao cấp và quá trình sản xuất đúng quy chuẩn
Vậy vải PE là gì? Vải sợi Polyester thuộc loại vải nào? Hay vải PE có những ưu, nhược điểm nào nổi trội? Có các loại vải Polyester nào? Tất cả những thắc mắc này của bạn sẽ được Đồng phục Hải Anh giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Khái niệm vải Polyester là gì?
Vải polyester là gì? Vải Polyester (PE) – tên chuyên dụng để gọi các sản phẩm vải làm từ sợi Polyester, là một loại vải tổng hợp có nguồn gốc được tạo thành từ dầu mỏ, than đá và khí etylen. Vải Polyester có 4 dạng sợi cơ bản là sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill và sợi filament.
Giữa hàng trăm loại chất, loại vải khác nhau, các sản phẩm làm từ Polyester vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhờ vào các đặc tính hóa học, chất liệu Polyester được sử dụng để sản xuất các loại quần áo thể thao, chăn ga gối đệm, đồ lót,… Phần lớn những sản phẩm con người mặc và sử dụng hàng ngày đều có chứa chất liệu Polyester.
2. Nguồn gốc của vải Polyester
Sau khi đã có câu trả lời cho thắc mắc “vải PE là gì” và “vải sợi polyester thuộc loại vải nào“, thì tiếp theo Hải Anh sẽ cùng bạn khám phá về nguồn gốc của loại vải may này nhé.
Chất liệu Polyester bắt đầu xuất hiện vào những năm 1930 do một nhân viên Dupont, có tên là W.H.Carothers. Ông đã phát hiện ra việc trộn lẫn acid cacboxyl và rượu có thể tạo ra một lợi sợi có tính dai và chắc. Nhưng phải đến năm 1941, loại sợi vải Polyester mới chính thức được cho ra đời và lấy tên gọi là Terlena. Đây là thành quả của quá trình nghiên cứu miệt mài trong nhiều năm của hai nhà khoa học người Anh là W.K.Birtwhistle và C.G.Ritchie.
Vào giai đoạn những năm 1970, vải PE đã trở nên phổ biến hơn và được lan rộng ra toàn thế giới. Thời điểm này, chất liệu polyester được sử dụng một chất liệu để may các dòng áo vest cao cấp cùng một số loại trang phục khác. Đến năm 1980, một nhóm nhà thiết kế gồm có Calvin Klein và Oscar de la Renta đã có một phát minh đột phá tạo ra dòng vải từ polyester và polyester pha trộn. Điều này giúp cải thiện những đặc tính của vải PE và giúp nó tăng mức độ phổ biến của dòng vải này.
3. Quá trình sản xuất vải Polyester
Hiện nay có rất nhiều cách khác nhau để tạo ra Polyester, tùy thuộc vào dạng sợi mà người sản xuất muốn tạo ra. Tuy nhiên, phần lớn quá trình sản xuất sợi Polyester đều trải qua những bước sau:
Bước 1: Phản ứng trùng hợp
Đầu tiên, để tạo ra Polyester, các xưởng sản xuất sẽ trộn đều hỗn hợp hợp gồm C₆H₄(COOCH₃), có tên gọi là Dimethyl terephthalate và chất (CH₂OH)₂ có tên gọi là Ethylene glycol. cho chúng phản ứng với nhau dưới điều kiện xúc tác là nhiệt độ từ khoảng 150°C đến khoảng 210°C.
Phản ứng này cho ra kết quả là một hợp chất Monomer. Tiếp tục cho phản ứng với C₆H₄ (CO₂H) có tên gọi là axit terephtalic, điều kiện nhiệt độ là 280°C để tạo ra sợi Polyester. Sau đó các sợi Polyester được đun nóng chảy để định dạng thành một dải dài.
Bước 2: Làm khô
Các công nhân sẽ sấy khô và làm lạnh các sợi Polyester cho đến khi các sợi này trở nên giòn và cứng lại. Sau đó chúng có thể cắt được thành những hạt vô cùng nhỏ và tiếp tục quy trình thêm một lần nữa để đảm bảo những sợi thành phẩm Polyester có chất lượng nhất quán như nhau.
Bước 3: Kéo sợi
Các sợi polyester nhỏ sau đó được nấu chảy ở nhiệt độ từ 260 đến 270 độ C, tạo thành dung dịch đặc và được đựng trong thùng kim loại (còn được gọi là ổ phun sợi) ép dung dịch qua các lỗ nhỏ.
Mật độ của vòi phun khác nhau tùy thuộc vào kích thước của sợi vải. Sau khi đùn ép, các sợi xoắn lại với nhau để tạo ra các sợi đơn. Nhiều loại hóa chất khác nhau có thể được đưa vào trong suốt quá trình kéo sợi để làm cho vải có khả năng chống tích điện, chống cháy và có thể nhuộm tốt hơn.
Bước 4: Kéo căng sợi
Các sợi polyester sau khi được xử lý kỹ càng sẽ cực kỳ mềm mại và có thể đạt được độ dài gấp vài trăm lần so với chiều dài đầu tiên. Sợi được kéo ra lúc này sẽ có sự thay đổi về cả đường kính, độ dài lẫn độ mềm. Bước này là bước liên kết các sợi đơn với nhau để có thể tạo ra độ mềm, độ cứng của vải tùy thuộc vào mục đích sản xuất.
Bước 5: Cuốn sợi
Đây là bước cuối cùng để tạo ra thành phẩm sợi Polyester. Sau khi được gia công xử lý kỹ càng, các sợi Polyester sẽ được cuộn vào một ống lớn và sẵn sàng được mang ra sử dụng để tạo ra các sản phẩm.
Tham khảo
- Chất vải jacquard có những đặc điểm nổi bật nào trong dụng thực tế
- Vải canvas hay còn gọi là vải bố, chất liệu ứng dụng nhiều trong cuộc sống
4. Tổng hợp các loại vải Polyester (PE)
Tùy vào thành phần cấu tạo cũng như đặc tính vải, chất liệu Polyester được phân ra nhiều loại khác nhau. Dưới đây là tổng hợp các loại vải polyester phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay:
4.1. Vải Ethylene Polyester (vải PET)
Đây là một dạng vải không dệt có thành phần 100% sợi polyester chip. Vải Ethylene polyester được biết đến với ưu điểm chống thấm nước, chịu được nhiệt độ cao. Bề mặt vải thoáng khí, có hiệu quả chống kéo rách và hư hỏng, nên được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang, nội thất, sản xuất,…
4.2. PCDT Polyester
So với các dòng vải Polyester khác, PCDT polyester ít phổ biến hơn. Chất liệu này sở hữu tính đàn hồi ưu việt và được ứng dụng để may các mẫu trang phục hay trang trí nội thất, rèm cửa,… Về cơ bản, đặc tính của chất liệu PCDT Polyester tương tự như vải PET nhưng có độ bền và tính co giãn tốt hơn.
4.3. Vải lót polyester
Đây là chất liệu được dệt từ 100% sợi polyester. Loại vải này có giá thành tương đối rẻ, cho màu in đẹp, không dễ phai cùng khả năng chống nhăn, chống co rút và độ bền cao. Với những đặc tính này, vải lót polyester thường được sử dụng để làm chất liệu may vải lót áo vest, vải lót túi xách,…
4.4. Vải thun polyester 2 – 4 chiều
Chất liệu thun polyester 2 – 4 chiều sở hữu bề mặt sáng bóng tựa như vải lụa, khi sờ tay sẽ mang lại cảm giác mát mẻ và mềm mại. Vải thun Polyester có tính đàn hồi tốt, hiệu quả chống nhăn, chống co rút và bám bẩn, chống tia UV. Chất vải dễ dàng nhuộm màu, ít bị phai trong quá trình sử dụng cùng khả năng giữ dáng, giữ form quần áo hiệu quả.
5. Ưu điểm vượt trội của vải Polyester (PE)
Đứng từ một góc độ khách quan của các nhà chuyên gia, các sản phẩm làm từ vải Polyester trắng có rất nhiều ưu điểm. Những ưu điểm này đều dựa vào cấu trúc của sợi vải Polyester.
5.1. Khả năng chống nhăn tốt
Một đặc điểm dễ thấy nhất của các sản phẩm làm từ Vải Polyester (PE) đó là khả năng chống nhăn rất tốt. Vì thế, có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm quần, áo làm từ Polyester mà không lo bị nhăn, gây mất thẩm mỹ.
5.2. Dễ dàng vệ sinh
Vì cấu trúc hóa học khó phân hủy nên Polyester rất bền và chịu được nhiều hóa chất. Điều này làm cho các sản phẩm làm từ Polyester rất dễ giặt giũ, phơi phóng, sấy khô mà không hề làm ảnh hưởng đến chất lượng vảy hay khiến bạn phải suy nghĩ về khả năng chịu lực của vải. Các sản phẩm làm từ Polyester thường khô rất nhanh nên rất được lòng các bà, các mẹ Việt Nam.
5.3. Độ bền vải tốt
Tương tự việc có khả năng vệ sinh tốt, nhờ vào cấu trúc khó phân hủy nên các sản phẩm làm từ từ Polyester có độ bền rất cao, không dễ bị có rút lại hay lại dễ dàng bị nhão. Điều này được giải thích vì trong quá trình kéo sợi , các sợi Polyester được cuộn vào với nhau đã hình thành một cấu trúc chắc chắn khó bị phá vỡ.
Nếu như các loại vải khác chiffon, cotton thun,… thường có xu hướng giãn ra hoặc co lại sau một thời gian sử dụng thì vải Polyester vẫn giữ được hình dáng ban đầu. Đây là một điểm cộng rất mạnh khiến loại vải này được sử dụng một cách phổ biến.
5.4. Không dễ bị phai màu
Sợi Polyester có khả năng giữ màu nhuộm cực kỳ tốt nên sau một thời gian dài sử dụng, màu sắc của các sản phẩm không bị ảnh hưởng nhiều. Bạn cũng cần phải lo lắng về việc màu bị phai ra và ngấm vào các sản phẩm khác khi giặt chung với nhau.
5.5. Khả năng chống nước tốt
Chất liệu vải Polyester cũng có khả năng tốt trong việc chống nước nhờ tốt. Nhờ vào ưu điểm này, có rất nhiều sản phẩm được làm ra từ vải Polyester như túi ngủ, áo khoác, phông lều bạt,…
5.6. Khả năng cách nhiệt
Vải Polyester có khả năng cách nhiệt và chống ẩm mốc rất tốt nên rất được nhiều nhà sản xuất sử dụng để sản xuất chăn ga gối đệm. Các sản phẩm chăn ga gối đệm làm từ Polyester thường sẽ ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè nên được rất nhiều khách hàng yêu thích và sử dụng.
5.7. Giá cả phù hợp
Do dễ dàng sản xuất và các nguyên liệu đầu vào có giá thành thấp, quy trình sản xuất cũng không quá phức tạp. Nên giá bán vải polyester cũng khá rẻ so với thị trường, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
6. Nhược điểm của chất liệu polyester (PE)
Bên cạnh những điểm mạnh nổi trội, vải Polyester trắng cũng có một số nhược điểm sau:
– Sản phẩm có độ bền cao nên cũng đi kèm với việc trọng lượng của sản phẩm lớn, hơi gây khó chịu với những người yêu thích các sản phẩm nhẹ.
– Vì có khả năng chống nước nên khi người sử dụng đổ mồ hôi thì sẽ sẽ không thể hút được, tạo cảm giác tất bí bách cho người sử dụng.
– Sợi vải thô cứng nên dễ gây khó chịu với những người có làn da nhạy cảm.
– Có thể gây ô nhiễm môi trường do rất khó phân hủy.
7. Các tiêu chí đánh giá chất lượng vải polyester
Để sở hữu được loại vải polyester (PE) chất lượng và đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí sử dụng, bạn cần chú ý những vấn đề như sau:
7.1. Mềm mại và độ co giãn
Vải Polyester có chất lượng cao sẽ sở hữu bề mặt vải mềm mịn, cho cảm giác láng mịn và dễ chịu khi sờ trực tiếp bằng tay. Đồng thời, vải PE cũng cần đảm bảo tiêu chí co giãn và đàn hồi tốt, tránh tình trạng vải bị bai dão, hỏng form chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.
Việc đánh giá độ co giãn vải PE cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng tay kéo nhẹ mảnh vải theo chiều ngang và dọc. Nếu sau khi kéo, vải Polyester trắng nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu thì đây là chất vải tốt và nên lựa chọn.
7.2. Độ bền vải
Tiêu chí tiếp theo bạn cần quan tâm khi lựa chọn vải polyester đó chính là độ bền của vải. Điều này đồng nghĩa với việc, vải sẽ không bị bai dão sợi vải hay phai màu sau nhiều lần giặt giũ và vệ sinh, đảm bảo quá trình sử dụng được lâu dài.
7.3. Khả năng chống nhăn
Vải Polyester cao cấp sẽ có khả năng chống nhăn, mang lại sự chỉn chu và chuyên nghiệp cho người mặc. Do đó, khi tìm kiếm và chọn lựa chất liệu PE bạn cũng cần lưu ý đến khả năng chống nhăn của vải. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra đặc tính này bằng cách dùng tay vò nhẹ chất vải, nếu như vải PE đó quay lại hình thái ban đầu có nghĩa khả năng chống nhăn của nó tương đối tốt.
7.4. Khả năng chống thấm
Với thành phần chính là các sợi PE nhân tạo, vải polyester mang lại hiệu quả chống thấm nước rất tốt. Theo đó, bạn có thể đánh giá đặc tính chống thấm bằng cách đổ nước lên trên bề mặt vải polyester. Nếu chất liệu có khả năng cản nước và không thấm vào vải thì đương nhiên đây là loại vải PE tốt và bạn có thể tham khảo.
7.5. Cơ sở cung cấp vải polyester uy tín
Cuối cùng, để sở hữu được những cuộn vải Polyester chất lượng và cao cấp thì tốt nhất bạn hãy tìm đến các thương hiệu nổi tiếng, đảm bảo chất lượng. Xác định rõ nguồn gốc của vải PE để đảm bảo tính minh bạch trong quá trình sản xuất và tạo nên những cuộn vải polyester hoàn hảo, đáp ứng đúng nhu cầu người dùng.
Tham khảo
- Thông tin chung về vải Nylon, giá vải Nylon
- Vải len được sản xuất như thế nào, cách phân biệt và giá len thành phẩm
8. Ứng dụng của vải Polyester trong cuộc sống
Chất vải Polyester (PE) có rất nhiều ứng dụng khác nhau trong cuộc sống nhờ những đặc tính và độ linh hoạt của nó. Sau đây là một ứng dụng phổ biến của vải nỉ polyester:
8.1. Thời trang và may mặc
Chất liệu vải Polyester đã tạo nên những xu hướng thời trang độc đáo và mới lạ, được ưa chuộng để sản xuất các thiết kế thời trang công sở, thời trang thể thao,…
1. Áo sơ mi vải polyester
Thiết kế áo sơ mi đã trở thành item thời trang không thể thiếu đối với dân văn phòng công sở. Kết hợp với những đặc tính nổi bật của dòng vải poly, đã tạo nên một mẫu áo sơ mi có độ giãn tuyệt vời, đa dạng màu sắc và dễ dàng vệ sinh, bảo quản. Với item thời trang công sở này, bạn dễ dàng phối với nhiều phong cách khác nhau, thể hiện được cá tính của riêng mình.
2. Áo thun đồng phục
Mẫu áo thun đồng phục vải PE được ưa chuộng không chỉ bởi tính tiện dụng, bền bỉ mà còn bởi độ linh hoạt của trang phục. Chiếc áo thun vải polyester mang lại vẻ đẹp trẻ trung, năng động, giúp bạn trở nên tự tin và cá tính trong mọi hoàn cảnh khác nhau.
3. Áo khoác đồng phục
Áo khoác gió đồng phục cũng là một vật dụng quen thuộc và không thể thiếu trong tủ đồ mùa đông. Các mẫu áo khoác được may từ chất liệu polyester cho ưu điểm chống thấm nước, chống nhăn và điều hòa thân nhiệt tốt, tạo cảm giác ấm áp và dễ chịu cho người mặc trong những ngày gió lạnh.
8.2. Đồ dùng gia đình và nội thất
Ngoài được sử dụng trong lĩnh vực thời trang, chất liệu polyester (PE) còn khá phổ biến trong việc sản xuất đồ dùng nội thất gia đình. Chẳng hạn như:
1. Thảm trải sàn
Thảm trải sàn được làm từ chất liệu vải nỉ polyester sẽ có ưu điểm là mềm mại, độ đàn hồi cao, khả năng chống thấm và kháng bẩn tốt. Loại thảm này thường dùng để làm vật trang trí trong phòng khách hoặc phòng ngủ. Với hiệu quả nhuộm và bám màu tốt, thảm PE có tính thẩm mỹ cao, màu sắc tươi sáng, bắt mắt, thể hiện sự sang trọng và tinh tế.
2. Chăn ga gối đệm
Chăn ga gối đệm làm từ vải polyester được đánh giá cao bởi độ mềm mịn, chống thấm, kháng bẩn và hiệu quả giữ nhiệt tốt. Chất vải dễ nhuộm và độ bền cao cũng giúp sản phẩm chăn ga trở nên đa dạng về thiết kế và màu sắc, đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng của người dùng.
3. Rèm và tấm che nắng
Vải polyester có khả năng chống nhăn hiệu quả nên được ứng dụng để làm các loại rèm, tấm che nắng trong gia đình. Không chỉ vậy, rèm cửa vải PE còn có độ bền cao, khả năng giữ form dáng và màu nhuộm tốt, giúp cho rèm luôn đẹp, mới như khi mới mua về.
8.3. Ngành công nghiệp vải và dệt
Đối với ngành công nghiệp vải và dệt, chất liệu polyester đóng vai trò như một chất vải pha. Theo đó, người ta sẽ sử dụng sợi polyester để pha trộn theo tỷ lệ nhất định với sợi cotton để tạo ra các loại vải có độ bền và chất lượng cao như cotton TC, cotton CV,…
8.4. Ứng dụng trong các lĩnh vực khác
Bên cạnh những ứng dụng phổ biến trên, vải polyester (PE) còn được dùng trong một số lĩnh vực cuộc sống khác như:
1. Sử dụng trong sản xuất đồ lót ô tô
Vải PE được sử dụng để sản xuất các bọc ghế, đồ lót ô tô. Ưu điểm của vải poly đó là giá thành rẻ, độ bền cao và khả năng chống thấm nước tốt, hạn chế tình trạng nấm mốc, bám bụi,…
2. Sử dụng trong sản xuất quần áo thể thao
Chất liệu vải Polyester là sự lựa chọn tuyệt vời để sản xuất các loại trang phục thể thao. Đây vốn là loại vải có độ bền cao, tính co giãn đàn hồi ổn định nên tạo được sự linh hoạt, thoải mái trong từng cử động của người mặc. Tuy nhiên, khả năng thấm hút của vải PE không quá lý tưởng nên thường được pha với sợi cotton để tạo nên chất liệu hoàn hảo may quần áo thể thao.
3. Quần áo mưa
Với khả năng chống thấm tốt, độ bền và co giãn cao, vải PE còn được sử dụng để sản xuất các loại quần áo mưa. Không những thế, vải polyester còn tương đối nhẹ, cách nhiệt tốt, không mùi và không độc hại, an toàn tuyệt đối với da người dùng.
4. Trang phục y tế chống thấm nước
Chất liệu polyester có độ bền cao, khả năng chống thấm nước và kháng khuẩn tốt, nên được ưa chuộng để may các loại trang phục y tế. Loại trang phục này thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm, phòng phẫu thuật, phòng chống dịch,…
9. Hướng dẫn cách bảo quản và chăm sóc quần áo vải poly
Dưới đây, Đồng phục Hải Anh sẽ chia sẻ đến bạn một số mẹo vệ sinh, chăm sóc và bảo quản trang phục vải polyester:
- Quần áo vải Polyester không đòi hỏi phương pháp vệ sinh phức tạp, nên bạn có thể giặt tay và giặt máy thoải mái mà không lo lắng vấn đề tuổi thọ sản phẩm.
- Khi giặt, bạn nên ưu tiên sử dụng những loại chất tẩy, nước giặt dịu nhẹ để tránh tình trạng phai màu.
- Vải polyester sở hữu khả năng chống nhăn tuyệt vời nên giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức giặt ủi.
- Bạn chỉ cần thiết lập nhiệt độ thấp khi là ủi để đảm bảo độ bền màu của trang phục vải polyester.
10. Giá bán vải Polyester trên thị trường
Vải polyester giá bao nhiêu? Áo polyester giá bao nhiêu tiền? Tùy thuộc vào các tính chất riêng mà vải Polyester có những mức giá dao động khác nhau. Nhưng nhìn chung, giá của các loại sản phẩm Polyester phổ biến trong khoảng sau:
– Vải lót Polyester: dao động khoảng từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/kg
– Vải thun Polyester 2 chiều: giá dao động khoảng 50.000 đồng đến 70.000 đồng/kg
– Vải thun Polyester 4 chiều: giá khoảng từ 70.000 đồng đến 80.000 đồng/kg
11. Tiềm năng và tính bền vững của chất liệu vải polyester
11.1. Polyester và các loại vải khác
So với những dòng vải dệt kim, vải tự nhiên như cotton, lanh hay lụa,… vải polyester có quy trình sản xuất và giá thành rẻ hơn rất nhiều. Theo thống kê mới nhất, chất liệu Polyester chiếm tỷ lệ 52% sản lượng sợi trên toàn cầu.
Tuy nhiên, các dòng poly trước đây thường bị bóc tróc vi nhựa sau một thời gian sử dụng và rất khó để phân hủy, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Không chỉ vậy, việc sử dụng các loại thuốc nhuộm dệt có tính độc cao cũng tác động xấu đến sức khỏe người mặc, tăng nguy cơ bị ung thư da.
11.2. Quy trình tái chế và ảnh hưởng đến môi trường
Vải Polyester thông thường rất khó bị phân hủy và khả năng tái chế không cao. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến môi trường về lâu dài. Theo nghiên cứu của Hoa Kỳ, thời gian để chất liệu polyester phân hủy có thể lên đến hàng nghìn năm. Hơn nữa, sử dụng vải poly trong mội thời gian dài sẽ bóc các sợi nhỏ và đi vào nước thải khi chúng giặt giũ. Các vi nhựa khi thả vào tự nhiên sẽ gây hại cho sinh vật biển, động vật hoặc con người khi ăn vào sẽ gây hại đến sức khỏe.
11.3. Nỗ lực cải thiện tính bền vững
Ngày nay, các đơn vị đang nỗ lực không ngừng trong việc tăng độ bền của chất liệu Polyester cùng như quy chuẩn nghiêm ngặt quá trình sản xuất, trong đó có Đồng phục Hải Anh. Điều này được thể hiện rõ nhất trong phương pháp và công nghệ may Hải Anh đang áp dụng. Theo đó, chất lượng và độ bền vải polyester sẽ được cải thiện một cách rõ rệt, nâng tuổi thọ sử dụng và hạn chế tình trạng sản xuất ồ ạt.
Bên cạnh đó, Đồng phục Hải Anh sử dụng thuốc nhuộm vải an toàn, mang lại hiệu quả bám màu tốt, không gây ảnh hưởng đến nguồn nước, môi trường. Đồng thời, công nghệ nhuộm vải hiện đại cũng hoàn toàn không độc hại, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.
12. Địa chỉ xưởng may đồng phục áo thun poly chất lượng cao, giá rẻ: Đồng phục Hải Anh
Hiện nay, trên thị trường không khó để bạn có thể tìm kiếm được những địa mua vải polyester tại TPHCM, tuy nhiên nếu có nhu cầu đặt may các mẫu đồng phục vải polo chất lượng, uy tín, thì chắc chắn không thể bỏ qua thương hiệu Đồng phục Hải Anh.
Đồng phục Hải Anh tự hào là đơn vị tiên phong và đứng đầu trong lĩnh vực đồng phục. Với gần 15 năm kinh nghiệm, Hải Anh đã và đang nhận được sự tin tưởng từ hàng trăm nghìn khách hàng, đặc biệt là nhiều doanh nghiệp lớn như Vietcombank, Techcombank, VTV, FPT,…
Mang trong mình sứ mệnh tạo nên những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng về thời trang nâng tầm thương hiệu, Đồng phục Hải Anh không ngừng nỗ lực đưa đến các sản phẩm đồng phục áo thun poly, áo sơ mi, quần tây chân váy công sở chất lượng. Đặc biệt, với việc ứng dụng công nghệ máy móc hiện đại, quy trình dệt may độc quyền, cùng đội ngũ nhân viên thợ may lành nghề. Đồng phục Hải Anh cam kết sẽ tạo ra những mẫu đồng phục áo thun, đồng phục công sở cao cấp, hoàn hảo với mức giá phải chăng nhất.
Tổng kết
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin chi tiết về loại vải Polyester (PE). Mong rằng qua bài viết đã giúp quý khách giải đáp được các thắc mắc như vải polyester thuộc loại vải nào, giá vải polyester hiện nay….Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn gì về sản phẩm này, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết này nhé. Quý khách hàng khi quan tâm đến các sản phẩm đồng phục áo thun poly, đồng phục công sở cao cấp, chất lượng, vui lòng liên hệ với Đồng phục Hải Anh qua số hotline 0886 268 268.