Vải len là một chất liệu có nguồn gốc tự nhiên, dệt từ các loại lông của động vật như cừu, dê, thỏ hay lạc đà,… Với khả năng giữ nhiệt hiệu quả, len sợi vải được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thời trang may mặc và sản xuất đồ dùng nội thất. Vậy vải len (wool) là gì? Có những chất liệu len nào phổ biến? Ưu và nhược điểm của loại vải này như thế nào? Hãy để Đồng phục Hải Anh giúp bạn giải đáp những thắc mắc này trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Tham khảo:
- Vải lụa Mango là gì? Có tốt không? Giá vải mago Hàn Quốc cao cấp
- Vải Flannel Là Gì – Đặc Tính Nổi Bật Của Chất Liệu Flannel
Nội Dung Chính
- 1. Tìm hiểu vải len (wool) là gì?
- 2. Nguồn gốc lịch sử ra đời của vải len
- 3. Quá trình sản xuất vải len diễn ra như thế nào?
- 4. Các loại vải len phổ biến tại Việt Nam hiện nay
- 5. Kinh nghiệm phân biệt các loại vải len chất lượng
- 6. Đặc tính và ưu điểm của chất liệu len
- 7. Nhược điểm của chất liệu len sợi vải
- 8. Những trang phục thường sử dụng vải len
- 9. Các ứng dụng của vải len trong đời sống
- 10. Mẹo vệ sinh và bảo quản vải len chất lượng
- 11. Giá bán của vải len trên thị trường hiện nay
- Tổng kết
1. Tìm hiểu vải len (wool) là gì?
Vải len là sợi vải được làm từ tự nhiên hoặc sợi tổng hợp. Vải len nguyên chất có nguồn gốc từ lông của một số loại động vật như cừu, thỏ,… là chất liệu có tính giữ nhiệt tốt, khả năng cách nhiệt, cách điện cao. Vải len làm từ sợi tổng hợp không hoàn toàn giữ được tất cả những đặc tính đó và giá thành của chúng cũng khá thấp.
Với những ưu điểm vượt trội về hiệu quả cách nhiệt, độ bền cao và khả năng hút ẩm, thoáng khí, chất liệu len đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này thể hiện chính xác nhất thông qua trữ lượng sản xuất hàng năm của vải len liên tục tăng cao. Đặc biệt, Úc là đất nước dẫn đầu thế giới về sản xuất len khi chiếm 25% tổng sản lượng len toàn cầu. Tiếp theo đó là Trung Quốc và Hoa Kỳ với 18%, đứng thứ 4 là New Zealand với hơn 11% tổng trữ lượng len sản xuất của thế giới.
2. Nguồn gốc lịch sử ra đời của vải len
Nhiều nhà khoa học nhận định, trong thời kỳ 8000 năm trước Công nguyên, con người đã bắt đầu sử dụng các loại quần áo bằng len cừu. Tuy nhiên, bằng chứng đầu tiên về việc dùng len cừu may quần áo là từ 4000 năm trước Công nguyên. Vào giai đoạn này, con người đã tìm ra phương pháp để thuần hóa được loài cừu, chăn nuôi và thu hoạch lông. Dẫu vậy, chất liệu len còn tương đối thô xơ và đơn giản.
Khoảng năm 3000 đến 1000 TCN, chất liệu len cừu đã được mang đi khắp Châu Âu do những thương lái Ba Tư, Hy Lạp và La Mã. Nhờ vậy, chất lượng vải len đã được cải tiến tốt hơn và trở nên phổ biến vào thế kỷ 10 và 11. Nước Anh khi đó trở thành trang trại nuôi cừu lớn nhất trên thế giới và ngành sản xuất len cũng nhanh chóng lan rộng khắp phần còn lại của Châu Âu.
Đến thời kỳ thuộc địa, người Châu Âu đem xuất khẩu các loại lục địa khác và trong số đó có Úc. Với lợi thế về tự nhiên, Úc đã trở thành một quốc gia lý tưởng để chăn thả cừu, do đó, số lượng cừu ở đất nước này đã bùng nổ chỉ sau vài thập kỷ.
Tuy nhiên, sự ra đời của các loại sợi tổng hợp đã khiến trữ lượng sản xuất len giảm đáng kể. Và chỉ đến năm 1970, khi công nghệ Superwash ra đời cho phép chất len có thể giặt máy và sấy khô thì loại vải này lại có màn trở lại ngoạn mục. Đánh dấu cho một bước phát triển mạnh mẽ của dòng vải len cao cấp.
3. Quá trình sản xuất vải len diễn ra như thế nào?
Sau đây là các bước cơ bản trong quá trình gia công, sản xuất vải len thành phẩm:
3.1. Thu thập và chế biến
Bước đầu tiên trong chu trình sản xuất chất liệu len đó là thu thập, cắt lông các loại động vật có thể lấy lông như cừu, dê, thỏ, lạc đà,…
Lông động vật sau khi được thu thập sẽ được cho đi làm sạch. Thực tế, lông thô sẽ có chứa một chất nhờn là lanolin. Chất nhờn này sẽ nhanh chóng bị loại bỏ bằng các chất xúc tác hóa học. Tiếp theo, len đã chế biến sẽ được phân loại thành từng kiện và xử lý các bước tiếp theo.
3.2. Quá trình dệt vải
Trong giai đoạn này, len thô được sẽ trải qua hai bước cơ bản đó là chải thô và kéo sợi. Các sợi len sẽ được sắp xếp theo dạng mạng lưới và được dệt thành vải len thông qua quá trình như nhuộm màu, tẩm ướt và xoắn sợi.
3.3. Xử lý và hoàn thiện
Hoàn thành giai đoạn dệt vải, chất liệu len tiếp tục được xử lý và hoàn thiện để tăng các tính năng cần thiết như khả năng chống co, chống nhăn, chống thấm nước,…
Tham khảo:
- Hỏi đáp: Vải thô là gì? quy trình sản xuất, cách phân biệt, giá thành
- Vải Voan Là Gì – Đặc Tính Và Ứng Dụng Của Vải Voan Chiffon
4. Các loại vải len phổ biến tại Việt Nam hiện nay
4.1. Vải len dệt kim
Vải len dệt kim được dệt từ những vòng sợi len liên kết chặt chẽ theo một quy luật nhất định. Với cấu trúc bề mặt độc đáo, đẹp mắt, len dệt kim có tính ứng dụng trong trong ngành thời trang cũng như nhiều lĩnh vực đời sống khác. Đặc biệt, vải len dệt kim vẫn giữ được những đặc tính của dòng vải len thông thường.
4.2. Len Merino
Đây là một trong những dòng vải len phổ biến nhất trên thế giới. Len Merino được sản xuất bởi lông của giống cừu Merino được nuôi tại Úc. Nhờ đó, chúng mang lại rất nhiều ưu điểm vượt trội về khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giúp người mặc luôn giữ được độ khô và ấm nhất định. Chất liệu len Merino được ứng dụng để sản xuất các loại trang phục, hàng thời trang may mặc và ngành công nghiệp sản xuất.
4.3. Len Cashmere
Len Cashmere là chất liệu sang trọng và đắt tiền nhất hiện nay. Loại vải này mang vẻ đẹp tinh tế với độ mềm mại, êm ái cũng như các đặc tính độ bền nổi bật. Do đó, vải Len Cashmere thường được sử dụng để may các mẫu áo len, mũ len, khăn quàng cổ, hàng dệt kim cao cấp.
4.4. Vải len cừu
Chất liệu này được sản xuất từ các loại lông cừu xén lần đầu của những con cừu non. Vì vậy, vải len cừu thường khá mềm mại, mịn màng và được đánh giá rất cao về chất lượng, song song với đó giá cả của loại vải này cũng tương đối đắt đỏ.
4.5. Len hỗn hợp
Đây là loại vải pha trộn giữa sợi len tự nhiên và một số loại sợi vải khác. Về cơ bản, vải len hỗn hợp sẽ mang các đặc tính của các loại vải sử dụng để pha trộn theo tỷ lệ nhất định và thường sẽ là cotton hoặc acrylic,…
4.6. Vải len bông
Chất liệu len bông được nhận xét là cộ độ mềm mịn và thoáng khí, khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Do đó, vải len bông ưu tiên sản xuất các sản phẩm may mặc như áo len, áo len trẻ em, váy len, quần len,…
4.7. Vải len tweed
Loại vải len tweed có cấu trúc dày dặn với những họa tiết hoa văn độc đáo. Nên rất phù hợp để may các kiểu áo len, váy len hay blazer cách điệu, sang trọng và quý phái.
4.8. Vải len cotton
Vải len cotton có đặc tính là mịn, mát tay cho cảm giác êm ái và dễ chịu khi tiếp xúc với da. Về trọng lượng, len cotton nặng lơn vải len lông cừu lên form thường dễ bị chảy xuống sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra, vải len cotton có họa tiết đẹp, màu nhuộm rõ nét và ít bị xù vải, sờn lông sau nhiều lần giặt giũ.
5. Kinh nghiệm phân biệt các loại vải len chất lượng
5.1. Kiểm tra sợi len trực quan
– Len Cashmere: Phân biệt bằng cách cảm nhận sự ấm áp, mềm mại và nhẹ như lông hồng của len. Độ bền của len cashmere cực kỳ tốt và được xếp hạng là loại len cao cấp, hàng hiệu nhất.
– Len thông thường: Được làm chủ yếu từ lông cừu, độ mềm mại và êm ái cảm nhận được rõ ràng. Khả năng đàn hồi và chống tĩnh điện của len cao.
– Len cotton: Đã có sự pha trộn giữa len và cotton. Khi sờ vào vải sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại. Chất len không gây ngứa hoặc dị ứng.
– Len tổng hợp: Độ êm ái và mềm mại kém nhất trong số tất cả những loại len. Đi kèm với chất lượng là giá thành phải chăng, phù hợp với túi tiền của mọi người.
5.2. Kiểm tra độ bền và khả năng co giãn
Vải len chất lượng hay còn được biết đến là len 100% lông động vật sẽ có độ mềm mại, ấm áp và lên đồ đẹp, sang trọng. Tuy nhiên, so với những dòng vải len hỗn hợp, len nguyên chất lại không có độ co giãn, đàn hồi tốt bằng.
Do đó, khi phân biệt vải len chất lượng bạn có thể áp dụng cách kéo giãn sợi len. Thông thường, những loại len tổng hợp sẽ có độ đàn hồi khá cao nên gần như không có tình trạng biến dạng hay đứt gãy. Ngược lại, vải len nguyên chất sẽ dễ bị đứt hơn, đầu đứt bị xù lông và không được gọn gàng.
5.3. Cân nhắc dùng nhiệt trên vải mẫu
Thêm một cách nữa giúp bạn kiểm chứng chất lượng của vải len đó là sử dụng nhiệt với các mẫu vải. Bởi sợi len có khả năng chống cháy tốt nên sẽ không bị cháy nhiều khi tiếp xúc với lửa. Đồng thời, vải len càng chất lượng thì lửa cháy càng chậm, thấm chị là không còn cháy khi lấy ra khỏi ngọn lửa. Khi đốt mẫu vải len sẽ có mùi khét như mùi tóc cháy, tro đen và dễ bóp vụn.
6. Đặc tính và ưu điểm của chất liệu len
Chất liệu len mang lại hiệu quả giữ nhiệt rất tốt, thích hợp để sản xuất các loại quần áo mùa đông gió rét. Bên cạnh đó, loại vải này còn sở hữu những đặc tính vượt trội khác:
6.1. Có khả năng cách nhiệt và cách điện tốt
Ưu điểm đầu tiên phải kể đến của chất liệu len đó là khả năng cách nhiệt và cách điện tốt. Vải len có hiệu quả điều hòa cơ thể, giúp cách nhiệt không khí khô và hơi ấm giúp tạo cảm giác ấm áp vào mùa đông. Đồng thời, len cũng có khả năng hấp thụ độ ẩm ngưng tụ nhưng cách điện và cách âm tốt nên được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất.
6.2. Độ bền cao, ít nhăn
Chất liệu len được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên có độ bền bỉ cao, khả năng chống mài mòn tốt. Đặc biệt, vải len rất ít để lại nếp nhăn nên luôn giữ được vẻ chỉnh chu, gọn gàng cho trang phục.
6.3. Hút ẩm và thoáng khí
Vải len có khả năng hút ẩm cực kỳ tốt. Nhờ vậy, độ ẩm của làn da người mặc sẽ luôn được ổn định khi sử dụng các loại trang phục bằng len, tạo cảm giác thoáng khí, thoải mái và dễ chịu.
6.4. Dễ dàng nhuộm màu
Cũng tương tự như những loại vải tự nhiên khác, chất liệu len có thể nhuộm nhiều màu một cách dễ dàng mà không cần can thiệp nhiều từ hóa chất. Điều này vừa tạo nên sự đa dạng trong bảng màu, vừa đảm bảo sự an toàn, lành tính với làn da.
7. Nhược điểm của chất liệu len sợi vải
Song song với những ưu điểm kể trên, chất liệu len vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, chẳng hạn như:
- Dễ hút ẩm: Độ thấm hút nước của vải len cao hơn rất nhiều so với các chất liệu tự nhiên khác. Khi ngâm trong nước, trọng lượng vải len sẽ tăng lên gấp nhiều lần, gây khó khăn trong việc vệ sinh, giặt giũ và phơi khô.
- Cấu trúc vải len thường là các sợi len đan chồng lên nhau, tạo thành một bề mặt vải liên kết. Tuy nhiên, nếu một sợi len bị đứt, rách sẽ ảnh hưởng đến tổng thể cả trang phục và tính ứng dụng không còn cao nữa.
Tham khảo:
- 3 Loại Vải Polyester(PE) Phổ Biến Nhất Và Giá Thành Của Từng Loại Vải
- Vải Bamboo Là Gì- Ứng Dụng Của Sợi Bamboo Trong Cuộc Sống
8. Những trang phục thường sử dụng vải len
8.1 Áo Len Cổ Lọ Kẻ Cao Cấp
Với những cô nàng theo đuổi phong cách thanh lịch, sang trọng thì không thể thiếu trong tủ đồ chiếc áo len cổ lọ kẻ cao cấp. Vải len co giãn, mềm mại, nhẹ nhàng mang đến sự thanh cao, quý phái. Đường kẻ sọc phối áo tạo thêm điểm nhấn cho tổng thể trang phục.
8.2 Áo khoác len tay dài cardigan
Các nàng muốn mình trông trẻ trung, năng động hơn thì kết hợp áo khoác len tay dài cardigan mix cùng quần vải jeans và giày cao gót, giày thể thao. Chất liệu len tăm mềm mại, vừa giúp giữ ấm vừa hợp thời trang.
8.3 Quần ống suông len tăm
Quần ống suông len tăm có thiết kế bo chun eo cực kỳ dễ mặc và dễ phối đồ, khoe được những đường nét trên cơ thể. Chất vải có thể mặc mùa hè siêu mát, đem đến sự thoải mái khi hoạt động.
8.4 Áo len Gile cổ tim basic phong cách hàn
Áo len gile có thiết kế không tay, không bâu, được mặc bên ngoài áo sơ mi nữ trắng dáng dài và bên trong áo khoác trong một bộ suit hoàn chỉnh. Áo gile len cổ tim basic phong cách hàn quốc sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những nàng yêu thích sự nhẹ nhàng, thanh lịch nhưng cũng rất độc đáo, thời thượng.
8.5. Các loại phụ kiện len
Bên cạnh những món đồ quần áo thời trang kể trên, vải len còn có thể được sử dụng để sản xuất một món phụ kiện len như mũ len, khăn len, găng tay len,… Đặc điểm của những phụ kiện này đó chính khả năng giữ ấm tốt, kiểu dáng độc đáo cùng độ bền cao, đem lại sự ấm áp, dễ chịu cho người mặc.
9. Các ứng dụng của vải len trong đời sống
9.1. Trang trí nội thất
Ngày nay, vải len được ứng dụng để sản xuất các loại đồ dùng nội thất, đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của người dùng:
- Thảm len: Loại thảm bằng vải len được sử dụng để trang trí trong gia đình, tạo cảm giác ấm cúng và sang trọng.
- Các loại đồ trang trí bằng vải len khác hư gối len, rèm len, vải bọc ghế len,…
9.2. Sản xuất đồ chơi vải len
Chất liệu vải len cũng rất được ưa chuộng để sản xuất các loại đồ chơi cho trẻ nhỏ như gấu bông, khủng long,… Đồ chơi bằng len có ưu điểm là mềm mại, không gây nguy hiểm cho trẻ như các loại đồ chơi bằng nhựa khác. Ngoài ra, vải len cũng rất lành tính nên hạn chế tối đa tình trạng kích ứng khi tiếp xúc với da của trẻ.
10. Mẹo vệ sinh và bảo quản vải len chất lượng
Để các đồ dùng, trang phục từ chất liệu len luôn giữ được đồ bền bỉ cao và sử dụng được lâu dài, việc vệ sinh, giặt giũ đúng cách đóng vai trò hết sức quan trọng. Cụ thể như sau:
- Trước khi giặt, bạn nên loại bớt bụi bẩn ra khỏi đồ len bằng cách đập bụi.
- Có thể hòa một lượng nhỏ dấm trung hòa vào nước giặt để giữ màu cho vải len được tốt hơn.
- Không nên ngâm đồ len trong nước quá lâu hay giặt với các loại chất tẩy mạnh gây ảnh hưởng đến chất lượng vải.
- Lưu ý khi không ủi vải len bằng hơi nước với nhiệt độ quá 150 độ C.
- Bảo quản trang phục và đồ dùng bằng chất liệu len ở những nơi khô thoáng, không ẩm mốc và giảm thiểu những tác động từ vi khuẩn, côn trùng và nấm mốc.
- Hạn chế treo đồ bằng lên lên trên móc sẽ làm chảy xệ, hỏng form dáng.
11. Giá bán của vải len trên thị trường hiện nay
Giá thị trường hiện nay như sau:
– Set vải len tăm có giá 220.000 đồng
– Vải thun len tăm có giá 140.000 đồng
– Vải len cotton có giá 300.000 đồng
– Vải dạ len có giá 370.000 đồng
– Len ép cotton thời trang có giá 300.000 đồng
– Vải len tăm có giá 400.000 đồng
Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo tùy vào biến động của thị trường.
Tổng kết
Như vậy, đồng phục Hải Anh vừa cung cấp đến quý khách những thông tin về vải len như quá trình sản xuất, kinh nghiệm nhận biết, đánh giá ưu nhược điểm cũng như một số trang phục sử dụng len. Chắc chắn với những kiến thức hữu ích này, quý khách có thể tự tin lựa chọn cho mình kiểu trang phục tương ứng với chất vải ưng ý.
Hiện tại, Đồng phục Hải Anh đang địa chỉ uy tín hàng đầu chuyên cung cấp các sản phẩm đồng phục công sở, đồng phục công ty chất lượng, đa dạng và giá rẻ. Với gần 15 năm kinh nghiệm, Hải Anh tự tin có thể đáp ứng được mọi nhu cầu thiết kế, may mặc đồng phục của khách hàng, mang đến những trải nghiệm tốt nhất. Để nhận được tư vấn chi tiết hơn về các mẫu đồng phục cao cấp tại Hải Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline 0886 268 268.