Vải lụa Mango là một chất liệu có thành phần chính là sợi polyester tổng hợp, sở hữu chất mềm đẹp, độ co giãn nhẹ và vô cùng tôn dáng. Với những ưu điểm vượt trội, độ bền cao, chất liệu lụa Mango đang được ứng dụng rất cao trong thời trang mùa hè và trở thành xu hướng yêu thích của giới trẻ.
Tham khảo:
- Vải Nylon Là Gì – Ưu Và Nhược Điểm Của Chất Liệu Nylon
- Vải Canvas Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Vải Bố Canvas
Vậy chất liệu lụa mango là gì? Loại vải này những ưu và nhược điểm nào? Vải lụa mango có tốt không? Lụa mango và lụa satin loại nào tốt? Hãy cùng Đồng phục Hải Anh khám phá chi tiết những nội dung này trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Chất vải lụa Mango là loại vải gì? Đặc điểm của lụa Mango
Lụa Mango là gì? Vải lụa mango là một loại vải sử dụng trong may mặc, có chất mềm, đa dạng màu sắc và rất đẹp, độ co giãn nhẹ.
Thành phần chủ yếu của vải được làm từ sợi bông nhân tạo cao cấp và spandex chiếm khoảng 10%. Vải Mango lụa tương đối mỏng nhưng có các khe sợi giúp thoáng mát, thấm mồ hôi tốt. Vì chất liệu dày dặn nên sử dụng loại vải này quần áo nên form chuẩn, tôn được những đường nét cơ thể của người mặc.
Bề mặt vải có đặc tính hơn gợn sóng nên nhìn rất sang trọng. Quần áo khi may bằng chất vải lụa mango tạo cảm giác cực mát vào mùa hè. Thêm vào đó bạn có thể thoải mái quay giặt mà không lo bị nhăn như những loại vải lụa thông thường.
2. Nguồn gốc và quy trình sản xuất của vải lụa Mango
2.1. Nguồn gốc xuất xứ của chất liệu lụa Mango
Về nguồn gốc, chất liệu vải Mango là một dòng vải khá lâu đời. Đây là một dòng vải dệt thủ công xuất hiện trong nhiều thế kỳ ở vùng đông bắc của Ấn Độ gần Bihar. Trước đây, vải lụa Mango được sử dụng trong các thiết kế trang phục truyền thống nhờ vẻ đẹp mềm mại cũng như độ bền cao.
Cho đến hiện nay, loại vải này vẫn rất phổ biến, chúng không chỉ được sử dụng trong ngành thời trang may mặc, mà còn ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng, trang trí nội thất,… Với đặc tính mềm mịn, độ bóng nhẹ tự nhiên, vải mango lụa phù hợp để làm những món đồ trang trí hay dùng để làm ga trải giường, vỏ gối, vải bọc, vỏ chăn,…
2.2. Quy trình sản xuất của vải lụa Mango
Bản chất, vải lụa Mango là một loại vải tổng hợp với thành phần chính là sợi polyester và spandex. Do đó, quy trình sản xuất của loại vải này sẽ tương tự như việc dệt vải polyester, cotton.
Cụ thể quy trình dệt vải lụa mango sẽ bao gồm các công đoạn như làm sạch sợi nguyên liệu, nhào trộn, ép nóng, kéo sợi, dệt thành vải, xử lý hóa chất và hoàn thiện. Tùy vào từng nhà máy sản xuất và công nghệ mà quá trình dệt vải lụa mango cũng có sự khác biệt.
3. Các loại vải lụa Mango phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải lụa Mango khác nhau. Từng chất liệu lại sở hữu những đặc tính nổi trội riêng, đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng, chẳng hạn như:
3.1. Vải Mango lụa Hàn Quốc
Lụa mango Hàn Quốc là loại có độ phổ biến cao nhất, được lựa chọn để may các thiết kế quần áo thời trang và đặc biệt là thời trang đồng phục. Ưu điểm của dòng vải này đó là nhẹ, mềm và mát, khả năng lên form và giữ form chuẩn đẹp, mang đến hiệu quả tôn dáng tuyệt vời cho người dùng.
3.2. Vải lụa Mango Nhật Bản
So về độ phổ biến, vải lụa Mango Nhật Bản cũng không hề kém cạnh lụa Mango Hàn Quốc. Chất liệu này được đánh giá cao bởi độ mềm mịn, mượt mà, tạo cảm giác trơn trượt trên da. Vải lụa Mango Nhật Bản có phần tương đồng với vải nhung, khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên đem lại cảm giác thoáng mát và dễ chịu cho người mặc.
3.3. Chất lựa Mango cát
Chất liệu lụa Mango cát được yêu thích bởi vẻ ngoài bóng bẩy tự nhiên, đồng thời sở hữu khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời. Độ bền của loại vải này cũng được đánh giá rất cao, khả năng lên form chuẩn đẹp, thích hợp để may những mẫu váy, đầm trang phục công sở cho phái nữ.
3.4. Chất liệu vải Mango trơn
Đây là loại vải mango rất mềm, có độ bóng và độ rũ nhất định. Khi mặc những trang phục may từ vải Mango trơn sẽ tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu. Đồng thời, loại vải này cũng hạn chế tối đa tình trạng nhăn, xù lông, nên hoàn toàn có thể giặt tay hoặc giặt máy thoải mái mà không lo ảnh hưởng đến chất lượng của vải.
Tham khảo:
- Chất Vải Jacquard Là Gì? Đặc Tính Và Ứng Dụng Vải Jacquard
- Vải Cotton Là Gì – Đặc Tính Nổi Trội Của Vải Thun Cotton
4. Ưu điểm vượt trội và nhược điểm của vải Mango
Sau khi đã có câu trả lời cho thắc mắc “Vải lụa mango là gì” thì trong nội dung tiếp theo hãy cùng Hải Anh tìm hiểu chi tiết hơn về ưu – nhược điểm của chất liệu này nhé.
Tương tự như các loại vải thông thường, vải lụa là loại vải thường được sử dụng trong việc may đồ, đặc biệt rất thích hợp may các loại trang phục công sở, thời trang trung niên vì sở hữu rất nhiều những ưu điểm mà các dòng vải khác không có được, cụ thể như sau:
4.1 Giữ form dáng quần áo, váy vóc tốt, hạn chế nhăn
Giống như vải Kate, lụa Mango sở hữu ưu điểm lớn chính là khả năng chống nhăn, giúp quần áo luôn giữ được độ phẳng khi gấp. Không chỉ vậy sau khi giặt, quần áo vẫn không bị nhàu nát, thẳng, mềm mịn và đầy tính thẩm mỹ.
Với chị em văn phòng không có nhiều thời gian giặt ủi buổi sáng thì đây là sự lựa chọn hoàn hảo giúp nàng tiết kiệm rất nhiều thời gian.
4.2 Thân thiện, lành tính, không kích ứng với làn da
Do tính chất của vải lụa là mềm mịn, mượt mà như cánh hồng nên khiến nhiều chị em say đắm. Khi mặc trang phục may từ vải lụa Mango, các nàng sẽ cảm nhận được làn da của mình đang được nâng niu một cách tối đa, êm ái và thoải mái. Vì thế, vải lụa Mango được ứng dụng rất nhiều trong việc may đầm, chân váy đồng phục công sở…
4.3 Thấm hút tốt, nhanh khô
Do sợi lụa mango loại 1 được dệt từ các loại sợi như Polyester, Spandex nên tính thấm hút rất tốt. Thêm vào đó, khả năng mau khô rất nhanh, tiết kiệm thời gian giặt giũ và giữ được độ bền vải cao theo thời gian.
Vải lụa mango có mát không? Nhờ độ mềm mỏng của vải cũng như khả năng thấm hút nhanh, chất lụa mango luôn được đánh giá bởi độ thoáng khí, mát mẻ, đem lại cảm giác thoải mái, mát mẻ cho người mặc, thích hợp để làm trang phục mùa hè.
4.4 Màu sắc phong phú
Vải lụa Mango gây ấn tượng lớn đến mọi người bởi sự đa dạng về màu sắc. Các màu sắc của vải rất nổi bật và cực trendy giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, vải lụa Mango vẫn không thể nào tránh được những điểm chưa hoàn hảo.
Vậy những nhược điểm của vải Mango sẽ khiến chị em không hài lòng là gì?
4.5 Độ co giãn không tốt, kém so với các loại vải như cotton
Nhược điểm đầu tiên của vải lụa Mango chính là độ cao giãn tương đối kém. Chất vải tương đối khô. Do đó khi lựa chọn kích thước, chị em cần lưu ý lựa chọn trang phục phù hợp với cơ thể để tránh mặc không vừa.
4.6 Chất liệu quá mỏng không nên mặc vào mùa đông
Do vải mỏng, thoáng khí nên vải lụa Mango chỉ thích hợp mặc vào mùa hè nóng bức. Còn những ngày mùa đông rét buốt thì sản phẩm không có tính giữ nhiệt nên không thể giữ ấm.
5. Cách phân biệt vải lụa Mango loại 1
Trên thị trường, không khó để bạn có thể tìm thấy các mẫu vải lụa Mango với chất lượng và giá thành khác nhau. Tuy nhiên, để phân biệt được đâu là loại vải chất lượng và đâu là loại vải kém chất lượng, không nên lựa chọn, bạn sẽ cần lưu ý một số tips quan trọng như sau:
- Vải lụa Mango loại 1 sẽ có độ dày dặn nhất định (thường sẽ dày hơn so với vải poly thông thường), mặt vải trơn, có độ sáng bóng nhưng không quá mềm mại như vải lụa.
- Khi sờ tay cảm nhận vải lụa Mango sẽ thấy mềm và mát tay, khi đốt sẽ có mùi hôi của nhựa, ngọn lửa xanh cháy chậm và tàn tro sẽ bị vón cục.
- Ngoài ra, để phân biệt loại vải Mango tốt bạn cũng có thể kiểm tra khả năng thấm hút của vải. Vải lụa mango loại 1 sẽ có khả năng thấm hút tốt hơn, chất vải nhanh khô vượt trội hơn hẳn so với dòng vải kém chất lượng.
6. Ứng dụng của vải lụa Mango trong đời sống
6.1. Ứng dụng trong ngành may mặc, thời trang
Chất liệu lụa Mango được ứng dụng rất phổ biến trong ngành thời trang may mặc, đặc biệt là thời trang đồng phục. Sở hữu những đặc tính nổi trội về độ mềm mịn, thoáng mát và nhẹ, vải lụa Mango luôn là sự ưu tiên hàng đầu cho các thiết kế áo sơ mi, váy đầm công sở hay quần âu mango,… của nhiều doanh nghiệp.
Trang phục công sở từ vải mango không chỉ đem lại sự thoải mái, mát mẻ và dễ chịu cho người mặc mà còn giúp tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng. Đồng thời, giá của các loại vải mango rất phải chăng nên được các chị em công sở cực kỳ yêu thích diện trang phục này đi làm mỗi ngày.
Bên cạnh đồng phục, vải mango còn là chất liệu yêu thích được sử dụng trong các mẫu đồ ngủ hay đồ bộ ở nhà. Chất liệu vải mềm mại, thoáng mát, thấm hút tốt và không tạo cảm giác gò bó, khó chịu, giúp chúng ghi điểm trong mắt phái đẹp.
6.2. Trang trí nội thất
Không chỉ xuất hiện trong thời trang, vải lụa Mango còn là chất liệu quen thuộc trong lĩnh vực trang trí nội thất. Loại vải này được sử dụng để sản xuất các đồ dùng quen thuộc như rèm cửa, khăn trải bàn, bọc ghế sofa, bọc gối,… Sở hữu độ bóng sáng tự nhiên như vải lụa những món đồ trang trí nội thất làm từ lụa Mango sẽ mang đến một không gian sang trọng, đẳng cấp giúp ngôi nhà của bạn trông sáng sủa và rộng rãi hơn.
7. Cách bảo quản quần áo được may bằng vải Mango
Tương tự như những loại vải khác, vải Mango lụa được sử rất nhiều trong sản xuất quần áo mặc và các loại rèm nội thất. Để nâng cao tuổi thọ và độ bền của vải, chị em cần lưu ý một số cách bảo quản sau đây:
7.1 Không dùng nước nóng quá 30 độ C
Đây là lưu ý rất quan trọng giúp cho quần áo của chị em có thể giữ được vẻ đẹp và độ bền. Vì vải lụa mango không co giãn tốt nên khi sử dụng nước nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho sợi vải bị giãn và co rút ảnh hưởng đến độ bền sử dụng. Tốt nhất chị em nên sử dụng nước lạnh hoặc nhiệt độ dưới 30 độ C để duy trì chất vải và chất lượng.
7.2 Không giặt chung với đồ có màu sắc
Tương tự như những loại vải khác, vải Mango cũng cần được phân loại khi giặt, nhất là những trang phục có màu sắc dễ phai hoặc ố vải. Tốt nhất là trước khi giặt mọi người hãy tạo thói quen phân loại màu áo, quần trắng để riêng để tránh phai màu.
7.3 Không xoắn vải khi phơi
Trong quá trình khi phơi, các trang phục bằng vải Mango cần hạn chế dùng như đã vắt hoặc xoắn khiến cho vải bị nhăn, nhàu mất thẩm mỹ. Tốt nhất chị em nên giặt bằng tay và sau khi giặt nhẹ nhàng, quý cô nên phơi luôn dưới nắng. Vì tính mau khô của vải nên mọi người cũng không cần lo lắng quá nhiều.
Tham khảo:
- Vải Tuyết Mưa Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Chất Tuyết Mưa
- 3 Loại Vải Polyester(PE) Phổ Biến Nhất Và Giá Thành Của Từng Loại Vải
7.4 Phơi ở nơi có nhiệt độ nhẹ nhàng, không quá cao
Khi phơi trang phục vải lụa Mango cần lưu ý không nên phơi dưới ánh nắng mặt trời gắt vì sẽ ảnh hưởng đến chất liệu vải may. Nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho sợi vải bị mất đi cấu trúc đàn hồi và ảnh hưởng đến độ bền trang phục.
8. Giá vải 1m2 vải lụa Mango Hàn Quốc như thế nào?
Tuy trở thành xu hướng mùa hè những giá vải lụa mango cực kỳ phải chăng và được đánh giá là tương đối rẻ. Trung bình, một m2 vải có mức giá dao động từ 50.000 đến 100.000 đồng. Chị em có thể dễ dàng tìm mua vải tại các cửa hàng quần áo, các chợ vải hoặc các xưởng may.
Vải lụa Mango có nhiều đặc tính tốt và đem đến sự thoải mái cho người mặc. Tuy nhiên khi chọn vải mọi người cần chú ý đến độ mềm mượt, mịn màng của vải, tránh mua phải những loại vải kém chất lượng.
Tổng kết
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ đến mọi người những thông tin về vải Mango là gì và những ưu và nhược điểm của vải. Thông qua bài viết sẽ giúp chị em có nhiều sự lựa chọn hơn cho trang phục của mình và gia đình.
Đồng phục Hải Anh hiện đang là địa chỉ xưởng may đồng phục công ty uy tín, nhận được sự tin tưởng từ lượng khách hàng đông đảo. Hải Anh cung cấp đến khách hàng đa dạng các sản phẩm đồng phục công sở, được may từ nhiều chất liệu khác nhau như vải cotton, kate silk, lụa mango,… đáp ứng mọi yêu cầu về đồng phục. Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ hiện đại, tân tiến cùng quy trình sản xuất khép kín cũng giúp Hải Anh tối ưu về nguồn lực, đem đến mức giá may đồng phục cạnh tranh nhất thị trường.