Top 4 vải kaki đẹp, cao cấp, có tính ứng dụng cao trong may mặc

Vải kaki là chất liệu có tên tiếng anh chuyên ngành là khaki. Chất liệu vải kaki được dệt từ sợi cotton 100% tự nhiên. Đặc tính của kaki rất tốt, có tính ứng dụng thực tiễn cao, được sử dụng đại trà trong cuộc sống hàng ngày. Ưu điểm lớn nhất của chất liệu kaki là có bề mặt mềm, mịn đặc biệt có độ bền cao, chống nhăn hiệu quả. Ngoài các loại vải kaki 100% cotton truyền thống, ngành may mặc đã phát triển thêm và đã cho ra mắt nhiều hơn các chất kaki pha như kaki lụa, kaki 65/35, kaki thun. Việc lai thêm thành phần sợi tổng hợp giúp đặc tính của kaki được nâng tầm rõ rệt. Nhưng cũng chỉnh bởi vậy, cách phân biệt các loại chất liệu kaki cũng trở nên khó khăn hơn.

1. Đặc tính của chất liệu vải kaki

Vải kaki chất liệu sản sản xuất từ sợi cotton, được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thời trang. Có ưu điểm thoáng mát, đặc biệt sở hữu độ bền cao và không phai. Giúp các trang phục may từ chất liệu cotton có thời gian sử dụng lâu dài.

Chất liệu kaki không quá lý tưởng để sản xuất các loại trang phục cao cấp, yêu cầu độ đứng form do dễ bị nhăn và rủ. Nhiều nhà sản xuất đã bổ sung thêm một số sợi tổng hợp khác vào thành phần nhằm khắc phục những nhược điểm trên của sợi cotton, giúp lên form chuẩn hơn khi đưa vào may các loại trang phục.

Vải kaki vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Chất liệu kaki có đặc tính khá cứng, độ co giãn không cao nên không quá phù hợp với các loại trang phục có thiết kế cầu kỳ và phức tạp. Giá thành của loại vải cũng không hề thấp do chi phí đầu tư cho nguyên liệu đầu vào và quy trình sản xuất tương đối cao.

Cận cảnh chất liệu kaki truyền thống
Cận cảnh chất liệu kaki truyền thống

2. Các loại vải kaki phổ biến

Chất liệu kaki được chia thành nhiều loại khác nhau dựa theo thành phần sợi cấu tạo chủ yếu.

2.1 Vải kaki 100% sợi cotton

Kaki cotton là loại vải thuộc phân khúc giá cao nhất trong các loại chất liệu kaki với thành phần sợi được dệt từ bông tự nhiên. Chất liệu mang đầy đủ các ưu điểm của sợi cotton: thoáng mát, thấm hút mồ hôi và đàn hồi tốt, không gây cảm giác bí bách hay gò bó cho người mặc.

Vì thế, chất liệu kaki cotton thường được dùng để làm đầm, váy body hoặc quần áo cho chị em phụ nữ.

Mẫu đầm body kaki đẹp cho chị em công sở
Mẫu đầm body kaki đẹp cho chị em công sở

2.2 Vải kaki lụa chất liệu mềm mại

Tên gọi của kaki lụa được đặt theo đặc điểm nhận dạng của nó. Loại chất liệu kaki có bề mặt mềm mịn như lụa. Người ta chủ yếu sử dụng Kaki lụa để may vest, quần âu hoặc đầm công sở dành cho nữ nhờ ưu điểm bền, đẹp và có độ co giãn nhẹ.

Chất liệu kaki tạo nên mẫu đầm sang trọng
Chất liệu kaki tạo nên mẫu đầm sang trọng

2.3 Vải kaki 65/35 chất liệu pha tổng hợp

Kaki 65/35 là loại vải có chứa 65% sợi cotton và 35% sợi tổng hợp polyester trong thành phần. Loại vải kaki bền đẹp chủ yếu được sử dụng để may các loại trang phục bảo hộ lao động cho các kỹ sư hoặc công nhân. Sự cân đối giữa tỷ lệ cotton và polyester làm tăng đặc tính của sợi vải, giữ cho chất liệu có độ bền cao, không dễ bị nhăn hoặc nhão khi sử dụng.

Áo đồng phục kỹ sư sử dụng chất liệu kaki bên đẹp
Áo đồng phục kỹ sư sử dụng chất liệu kaki bên đẹp

2.4 Chất liệu kaki thun co giãn, có độ đàn hồi cao

Trong thành phần của chất liệu kaki thun có lẫn thêm sợi spandex nhằm cải thiện độ co giãn. Loại kaki đem đến cho người mặc cảm giác thoải mái, dễ chịu, đặc biệt vào những ngày thời tiết nóng nực. Chất liệu kaki thun được ứng dụng phổ biến trong may quần áo lao động cho công nhân hoặc làm đồng phục công sở.

Áo khoác đồng phục công nhân
Áo khoác đồng phục công nhân

3. Cách phân biệt các loại vải kaki

Sự khác biệt giữa các loại kaki khá rõ ràng. Người dùng có thể cảm nhận bằng cách dùng tay sờ trực tiếp vào bề mặt vải và đánh giá. Chất liệu kaki thun, kaki cotton sẽ mềm mại hơn so với các loại kaki còn lại.

Chất liệu kaki còn có thể phân biệt được bằng cách sử dụng nhiệt độ cao, đốt cháy sợi vải. Sợi kaki cotton thường cháy nhanh hơn và tạo nên ngọn lửa có màu vàng đậm. Ngược lại, vải polyester khá khó cháy, khi bị đốt sẽ có mùi nhựa thơm nhẹ và tro sau khi đốt vón thành từng cục, khó phân hủy.

4. Một số lưu ý sử dụng và bảo quản chất liệu kaki

Để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ của chất liệu kaki trong suốt quá trình sử dụng, người dùng cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

– Giặt trang phục làm bằng kaki ở chế độ chậm hoặc dùng tay vò nhẹ để không làm vải bị nhão hoặc mất form.

– Ngâm và giặt riêng các loại vải kaki có màu bằng hóa chất có công dụng tẩy rửa nhẹ nhàng.

– Phơi hoặc sấy khô trong điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thích hợp, không phơi kaki dưới ánh nắng mặt trời quá gay gắt.

– Cất giữ kaki hoặc quần áo ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những môi trường có nhiệt độ, độ ẩm cao sẽ gây ra tình trạng mốc hoặc mối, mọt.

Chất liệu vải kaki có rất nhiều ưu điểm. Dù giá thành không hề rẻ nhưng đổi lại người mặc đều có thể cảm nhận rõ nét những lợi ích mà những bộ trang phục làm từ kaki mang lại. Nếu quý khách đang tìm kiếm một chất liệu tốt để may đồng phục hay quần áo công sở cao cấp thì kaki chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Đánh giá bài viết
Trả lời