TOP 10+ Mẫu Đồ Bảo Hộ Phòng Cháy Chữa Cháy Đạt Tiêu Chuẩn

Đồ bảo hộ phòng cháy chữa cháy là những trang phục, thiết bị được may từ các chất liệu vải chống cháy với nhiệm vụ bảo vệ người dùng trước nguy cơ cháy nổi hay các tác động từ ngọn lửa, nhiệt độ cao. Trang phục PCCC đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo sự an toàn và tính mạng con người trong các tình huống cháy nổ.

Tham khảo

Vậy quần áo bảo hộ phòng cháy chữa cháy có những đặc điểm gì nổi bật? Chúng bao gồm những loại đồ nào? Cần căn cứ vào các tiêu chí nào để lựa chọn quần áo PCCC? Hãy để Hải Anh thay bạn trả lời những thắc mắc này trong nội dung bài viết chia sẻ dưới đây. 

Tổng hợp các mẫu đồ bảo hộ phòng cháy chữa cháy đạt chuẩn chất lượng
Tổng hợp các mẫu đồ bảo hộ phòng cháy chữa cháy đạt chuẩn chất lượng

1. Giới thiệu chung về đồ bảo hộ phòng cháy chữa cháy (PCCC)

1.1. Định nghĩa đồ bảo hộ phòng cháy chữa cháy

Đồ bảo hộ phòng cháy chữa cháy là những loại trang phục đặc biệt, được sản xuất từ chất liệu chống cháy và có khả năng chịu nhiệt độ cao. Loại quần áo này có thiết kế chuyên dụng nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy, bảo vệ cơ thể của người mặc khỏi những nguy hiểm khi đối mặt với ngọn lửa, nhiệt độ cao hay các chất gây cháy nổ khác.

Đồng phục bảo hộ PCCC thường sử dụng cho những người làm việc trong môi trường tiềm ẩn nguy hiểm về cháy nổ. Bao gồm nhân viên cứu hóa, công nhân công trường, nhân viên cứu trợ hay đội ngũ điều phối an toàn,… 

Giải đáp câu hỏi đồng phục bảo hộ phòng cháy chữa cháy là gì?
Giải đáp câu hỏi đồng phục bảo hộ phòng cháy chữa cháy là gì?

1.2. Tầm quan trọng của đồ bảo hộ PCCC

Các thiết bị đồ bảo hộ phòng cháy chữa cháy đóng vai trò hết sức quan trọng, bảo vệ cơ thể người mặc cũng như hỗ trợ các công tác cứu hộ trong những trường hợp nguy hiểm. 

  • Bảo vệ cơ thể khỏi ngọn lửa và nhiệt độ cao: Quần áo PCCC được may từ các chất liệu chống cháy, giúp ngăn chặn tác động của ngọn lửa có nhiệt độ cao tiếp xúc với làn da và cơ thể người mặc. 
  • Chống hóa chất, khói độc: Trang phục bảo hộ lao động có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của hóa chất, khói độc, giúp lính cứu hỏa thở dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện công tác cứu hộ. 
  • Đảm bảo an toàn tính mạng: Đồng phục phòng cháy chữa cháy là lớp bảo vệ quan trọng giúp giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng sống sót của người làm nhiệm vụ cứu hỏa. 
  • Tuân thủ quy định an toàn lao động: Sử dụng đồng phục PCCC cũng là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động. 
Quần áo bảo hộ PCCC đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dùng
Quần áo bảo hộ PCCC đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dùng

2. Các loại đồ bảo hộ phòng cháy chữa cháy phổ biến

Dưới đây là tổng hợp các loại đồ bảo hộ phòng cháy chữa cháy được sử dụng phổ biến hiện nay: 

2.1. Quần áo bảo hộ phòng cháy chữa cháy

Quần áo bảo hộ lao động phòng cháy chữa cháy thường được may theo hai kiểu là quần áo rời hoặc áo liền quần. Trang phục này cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và quy định an toàn nghiêm ngặt như ASTM, EN, ISO,… Những yêu cầu bao gồm khả năng chống thấm, chịu nhiệt, độ bền, khả năng chống tĩnh điện cao.

Trang phục bảo hộ phòng cháy chữa cháy là một phần quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, tính mạng của người mặc. Mẫu đồng phục đặc biệt này được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp, xây dựng, dầu khí, ý tế và cứu hỏa. 

Mẫu quần áo bảo hộ lao động phòng cháy chữa cháy
Mẫu quần áo bảo hộ lao động phòng cháy chữa cháy

2.2. Găng tay chống cháy

Đây là loại găng tay dài xỏ kín năm ngón có phần thu co giãn ở cổ tay. Mặt trong của găng tay chống cháy thường được phủ một lớp chống trượt, tạo ma sát và sự chắc chắn khi cầm nắm đồ vật. Găng tay chống cháy của lính cứu hỏa ưu tiên các chất liệu như polyester hoặc cotton. 

Thiết kế đặc biệt của găng tay bảo hộ phòng cháy chữa cháy
Thiết kế đặc biệt của găng tay bảo hộ phòng cháy chữa cháy

2.3. Mũ bảo hộ và mặt nạ phòng cháy

Mũ bảo hộ phòng cháy chữa cháy được làm từ chất liệu nhựa ABS tổng hợp có khả năng chịu được lực đập mạnh. Phần đỉnh của mũ là lớp vỏ xương sống vuông góc từ trước ra sau. 

Hai bên thân của mũ bảo hộ được sản xuất theo cấu tạo lồi giúp bảo vệ tai của người dùng. Mặt trước của mũ là kính bảo hộ dày 2mm từ chất liệu nhựa polycarbonate với nhiệm vụ cản bụi, gió, khí độc và khí nóng khi làm việc. Mặt trong của mũ là lớp xốp bảo vệ, lớp lót sợi poly dày 2mm, tăng khả năng bảo hộ.

Mặt nạ phòng cháy có khả năng bảo vệ người dùng không hít phải những khí độc phát ra từ đám cháy. Mặt nạ phòng cháy thường có thiết kế gọn nhẹ, đơn giản, dễ sử dụng nhưng đem lại hiệu quả bảo hộ tốt. 

Mũ bảo hộ PCCC có thiết kế đặc biệt giúp bảo vệ phần đầu của người dùng
Mũ bảo hộ PCCC có thiết kế đặc biệt giúp bảo vệ phần đầu của người dùng

2.4. Giày bảo hộ PCCC

Giày bảo hộ hay ủng bảo hộ là vật dụng quan trọng giúp bảo vệ đôi chân của người dùng khi di chuyển trong môi trường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giày bảo hộ PCCC cần đáp ứng được khả năng chống thấm nước, cách nhiệt và chống tĩnh điện tốt. Phần đế giày thường được trang bị phần răng cưa giúp tạo độ ma sát chống trơn trượt, gây nguy hiểm khi làm việc. 

Ủng bảo hộ được làm từ chất liệu chống thấm, cách nhiệt tốt
Ủng bảo hộ được làm từ chất liệu chống thấm, cách nhiệt tốt

2.5. Thiết kế bảo hộ khác

Bên cạnh những loại đồ bảo hộ phòng cháy chữa cháy kể trên thì còn một số loại vật dụng, phụ kiện khác như: 

  • Khẩu trang phòng độc: Khẩu trang PCCC được may từ chất liệu vải polypropylene với thiết kế ôm kín và che phủ toàn bộ phần miệng, mũi của người dùng. Khẩu trang phòng độc có 4 lớp dày dặn chắc chắn, mỗi lớp vải sẽ có những chức năng và nhiệm vụ bảo hộ riêng.
  • Dây đai an toàn: Thiết bị bảo hộ này có nhiệm vụ bảo vệ người dùng khi thực hiện các công việc cứu hộ trên cao. 

Tham khảo

3. Tiêu chuẩn và chất liệu của đồ bảo hộ phòng cháy chữa cháy

Sự quan trọng và cần thiết của bộ đồng phục bảo hộ phòng cháy chữa cháy là điều không cần bàn cãi thêm. Để phát huy tối đa công năng của bộ đồng phục cũng như đảm bảo sự an toàn cho người mặc, quần áo bảo hộ PCCC cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau: 

3.1. Chất liệu chống cháy và nhiệt của đồ PCCC

Để có thể chịu nhiệt tốt và chống lại những tác động độc hại từ ngọn lửa trong các vụ hỏa hoạn, thì quần áo PCCC cần được may từ chất liệu vải đặc biệt. Phổ biến nhất hiện nay đó là các dòng vải Nomex, Kevlar hay một số chất liệu chịu nhiệt cao khác. Đây đều là những chất liệu có khả năng chống cháy và chịu nhiệt độ cao tốt. 

Chất vải không bị nóng chảy, cháy lan, có khả năng chống lại các dung môi và hóa chất độc hại. Ngoài ra, vải Nomex và Kevlar còn có độ bền cao, chống ăn mòn và ngăn chặn được sức nóng của ngọn lửa, bảo vệ cơ thể của nhân viên cứu hóa. 

Bên cạnh chất liệu vải may đồng phục PCCC thì các lớp vật liệu bên trong đồ bảo hộ cũng cần được chú trọng. Đây có thể là các vật liệu như aramid, PBI, kim loại hoặc một lớp bạc giúp giảm khả năng bắt nhiệt. Việc sử dụng các lớp vật liệu giúp tăng hiệu quả bảo hộ, giúp bảo vệ người sử dụng khỏi nhiệt độ cao. 

Chất vải may đồng phục PCCC cần đáp ứng được các tiêu chuẩn về chống cháy, chống thấm hút
Chất vải may đồng phục PCCC cần đáp ứng được các tiêu chuẩn về chống cháy, chống thấm hút

3.2. Tiêu chuẩn an toàn Việt Nam và quốc tế của quần áo PCCC

Tất cả các trang phục, trang bị bảo hộ phòng cháy chữa cháy được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn và quy định an toàn nghiêm ngặt. Không chỉ quốc tế, pháp luật Việt Nam cũng đưa ra những quy định về an toàn lao động đối với các sản phẩm đồ bảo hộ PCCC. cụ thể, trang phục bảo hộ PCCC cần được kiểm tra và đạt các chứng nhận như ASTM, NFPA, EN và ISO.

Việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn an toàn là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với công tác PCCC. Sở dĩ, một bộ trang phục phòng cháy chữa cháy đạt tiêu chuẩn, có đầy đủ các tính năng bảo hộ mới có thể đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe và tính mạng của người dùng. 

Những quy định và tiêu chuẩn về đồng phục phòng cháy chữa cháy
Những quy định và tiêu chuẩn về đồng phục phòng cháy chữa cháy

4. Các mẫu quần áo PCCC theo thông tư hiện nay

Trang phục phòng cháy chữa cháy tại Việt Nam được thiết kế theo các quy định pháp luật nghiêm ngặt, đó là thông tư 150 và thông tư 48 của Bộ công an ban hành. Đặc điểm thiết kế quần áo PCCC theo các thông tư này như sau: 

4.1. Quần áo PCCC theo thông tư 48

Bộ quần áo phòng cháy chữa cháy theo thông tư 48 đáp ứng các tiêu chuẩn về khả năng chống cháy, an toàn và hiệu suất công việc. Áo đồng phục là kiểu áo dài tay có cổ bẻ và phần ve cổ chữ K. Bên dưới cổ áo là hàng khuy đường kính 22mm giúp cố định form dáng của trang phục. 

Đồng thời, áo đồng phục PCCC theo thông tư 48 còn được trang bị thêm phần đai cố định ở cổ trái và gắn băng gai ở cổ phải. Mặt trước của trang phục có hai túi cổ cơi giúp người mặc tiện lợi lưu trữ các đồ dùng cần thiết. Để tăng khả năng nhận diện trong môi trường thiết sáng, áo phòng cháy chữa cháy có hai dải phản quang xanh nền xám ở phần thân và tay áo.

Quần đồng phục PCCC thông tư 48 là kiểu quần ống rộng, cạp quần rộng 4,5cm, đem đến sự thoải mái và linh hoạt cho người mặc. Thân trước quần đồng phục có 2 túi chéo đắp nổi và 1 túi hộp ở ống quần phải. Ở phần đầu gối của quần PCCC trang bị phần đệm lót giúp bảo vệ đầu gối của lính cứu hóa trong quá trình làm việc. Cũng giống như mẫu áo đồng phục, quần bảo hộ PCCC có  1 dải phản quang màu xanh nằm trên nền xám khổ rộng. 

Mẫu đồng phục PCCC theo thông tư 48 
Mẫu đồng phục PCCC theo thông tư 48

4.2. Quần áo chữa cháy theo thông tư 150

Dựa trên những tiêu chuẩn thiết kế quần áo PCCC thông tư 48, bộ trang phục PCCC theo thông tư 150 có những cải tiến nhất định về tính năng. Vẫn giữ nguyên những đặc tính trong thiết kế kiểu dáng của trang phục, song trang phục PCCC thông tư 150 chú trọng đến việc lựa chọn các chất liệu vải cao cấp với độ bền cao hơn, khả năng chịu nhiệt, chống cháy và chống hóa chất tốt hơn. 

Ngoài ra, điểm khác biệt còn nằm ở màu sắc của đồng phục PCCC. Theo đó, mẫu quần áo phòng cháy chữa cháy theo thông tư 48 là các tone màu cam, vàng hoặc xanh đậm. Trong khi đó, đồng phục PCCC thông tư 150 là gam màu xanh đen hoặc cam. Thiết kế mẫu đồng phục mới này cũng hướng đến nhiều đối tượng hơn, bao gồm lực lượng PCCC chuyên nghiệp, dân phòng, đội ngũ cứu hộ,… 

Thiết kế mẫu đồng phục bảo hộ phòng cháy theo thông tư 150
Thiết kế mẫu đồng phục bảo hộ phòng cháy theo thông tư 150

5. Tiêu chí chọn đồ bảo hộ phòng cháy chữa cháy

Để lựa chọn được những bộ đồng phục bảo hộ phòng cháy chữa cháy đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được khả năng bảo hộ tốt cho người mặc, bạn cần căn cứ trên 5 tiêu chí quan trọng như sau:

5.1. Tính năng bảo hộ

Một mẫu đồng phục phòng cháy chữa cháy đạt tiêu chuẩn sẽ cần đáp ứng được các tính năng bảo hộ cơ bản như: chống cháy, chống nhiệt, chống nhiệt, chống thấm nước và chống va đập,… Ngoài ra, thiết kế đồng phục bảo phòng cháy chữa cháy cũng cần phù hợp với cả loại hình và môi trường làm việc. 

Đồng phục PCCC có những đặc tính bảo hộ, đảm bảo sự an toàn cho người mặc
Đồng phục PCCC có những đặc tính bảo hộ, đảm bảo sự an toàn cho người mặc

5.2. Chất lượng và độ bền

Luôn ưu tiên những đơn vị, nhà sản xuất uy tín, có chứng nhận về chất lượng sản phẩm. Khi nhận sản phẩm về, cần kiểm tra thật kỹ chất liệu, đường chỉ may, độ bền của sản phẩm. Tránh trường hợp đưa sản phẩm không đạt chất lượng vào sử dụng, ảnh hưởng đến sự an toàn của người mặc khi làm việc. 

5.3. Kích thước và sự thoải mái

Kích thước của trang phục bảo hộ phòng cháy chữa cháy cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn cần quan tâm. Hãy lựa chọn trang phục bảo hộ có kích thước vừa vặn, không quá rộng cũng không quá ôm tạo được sự thoải mái khi vận động, không gây cảm giác gò bó khó chịu cho người mặc. 

Lựa chọn trang phục bảo hộ có kích thước vừa vặn, tạo sự thoải mái
Lựa chọn trang phục bảo hộ có kích thước vừa vặn, tạo sự thoải mái

5.4. Giá cả và ngân sách

Giá cả cũng là một tiêu chí quan trọng giúp bạn lựa chọn được những thiết kế đồng phục bảo hộ PCCC phù hợp. Cần cân nhắc kỹ chi phí và nguồn ngân sách hiện có, tuy nhiên vẫn cần ưu tiên yếu tố chất lượng sản phẩm, nhằm đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng trong quá trình làm việc. 

5.5. Tiêu chuẩn và quy định

Lựa chọn trang phục bảo hộ phòng cháy chữa cháy cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn và quy định về an toàn lao động. Trang phục phải đáp ứng được các tiêu chí cần thiết của một bộ đồng phục PCCC đạt chất lượng như khả năng chống cháy, chống nhiệt, chống thấm nước,… 

6. Các công ty và thương hiệu nổi bật trong ngành đồ bảo hộ phòng cháy chữa cháy

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua đồ phòng cháy chữa cháy ngày một tăng cao. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp trang phục ngành bảo hộ PCCC uy tín và chất lượng. Tiêu biểu có thể kể đến những cái tên như 3M, Honeywell hay Protech,… Đây đều là các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm đồ bảo hộ PCCC có chất lượng cao, đạt chuẩn an toàn. 

7. Bảng giá bộ quần áo chữa cháy thông dụng hiện nay của các thương hiệu

Chi tiết bảng giá các mẫu quần áo, thiết bị phòng cháy chữa cháy được sử dụng phổ biến hiện nay:

Tên sản phẩm Mô tả Giá tham khảo (VND)
Bộ quần áo chữa cháy Phát Đạt Bộ trang phục bao gồm áo, quần, ủng, nón, găng tay, khẩu trang, đạt tiêu chuẩn Thông tư 48( giá rẻ) 650.000
Bộ quần áo chữa cháy GARAN Trang phục chất liệu chống cháy Aramid, thiết kế thoáng khí, phù hợp cho lính cứu hỏa. 5.200.000
Bộ quần áo chữa cháy TT150 Trang phục theo Thông tư 150, chất liệu Nomex chịu nhiệt 180°C, bao gồm áo, quần, mũ, ủng. 943.000
Bộ quần áo chữa cháy Aramid GARAN Sử dụng chất liệu Aramid chống cháy, kiểu dáng Mỹ, phù hợp cho lính cứu hỏa. 5.200.000

Ngoài ra, các bộ quần áo chống cháy có thể chịu nhiệt 1000 độ C mức giá dao động đến 2.500.000 VNĐ, bộ chữa cháy 500 độ C giá sẽ là 1.750.000 VNĐ. Hay các mẫu quần áo chữa cháy theo thông tư 48 mức giá sẽ dao động từ 699.000 – 2.350.000 VNĐ tùy theo chất liệu, mặt nạ phòng độc là 270.000 VNĐ. 

8. Những lưu ý khác khi sử dụng đồ bảo hộ phòng cháy chữa cháy

Một số lưu ý quan trọng khác khi đặt may và sử dụng các mẫu quần áo bảo hộ phòng cháy chữa cháy bao gồm: 

  • Kiểm tra trước khi sử dụng: Hãy kiểm tra thật kỹ tình trạng của đồ bảo hộ trước khi sử dụng. Đảm bảo rằng trang phục không bị rách, hư hỏng ảnh hưởng đến các chức năng của trang phục, gây nguy hiểm cho người sử dụng khi làm các công tác cứu hộ. 
  • Cách sử dụng đúng cách: Đối với từng loại trang phục, thiết bị sẽ có cách sử dụng khác nhau. Bạn cần nắm rõ cách sử dụng chi tiết của từng loại đồ bảo hộ để sử dụng hiệu quả và đúng cách. 
  • Bảo quản và bảo dưỡng: Bảo dưỡng và bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo tuổi thọ, hiệu quả sử dụng của đồng phục PCCC. Do vậy, hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản và định kỳ bảo dưỡng các sản phẩm bảo hộ. 
  • Thay thế định kỳ: Đối với những trang phục, thiết bị có dấu hiệu hư hỏng cần được thay thế kịp thời. Thời gian thay thế của đồ bảo hộ sẽ phụ thuộc vào tình trạng sử dụng cũng như khuyến cáo của nhà sản xuất.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp các mẫu đồ bảo hộ phòng cháy chữa cháy phổ biến cũng như một số lưu ý khi lựa chọn và sử dụng đồng phục PCCC. 

Đồng phục Hải Anh được biết đến là thương hiệu may đồng phục bảo hộ lao động, đồng phục công ty chất lượng và uy tín hàng đầu thị trường. Tại đây chuyên cung cấp đến khách hàng các sản phẩm đồ bảo hộ cao cấp như quần – áo bảo hộ, áo thun bảo hộ, áo gile, mũ bảo hộ,… Tất cả các dòng đồng phục bảo hộ tại Hải Anh đều đạt chuẩn về chất lượng, đảm bảo sự an toàn cho người lao động, cùng với đó là mức giá cạnh tranh.

Liên hệ với chúng tôi ngay qua số điện thoại 0886 268 268 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết

Đánh giá bài viết