Cảnh Báo 20 Bệnh Dân Văn Phòng Thường Hay Gặp Và Cách Phòng Tránh

Công việc văn phòng tưởng chừng nhẹ nhàng, thoải mái nhưng lại tiềm ẩn nhiều bệnh dân văn phòng không ngờ tới. Môi trường làm việc cường độ cao, thường xuyên làm việc với may tính, ít vận động dẫn đến các bệnh thoái hóa cột sống, đau đầu, đau mỏi vai gáy hay các bệnh về da… Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tranh ngay lúc này.

1. Các bệnh về mắt của dân văn phòng

Dân văn phòng luôn làm việc với máy tính suốt 8 tiếng, chưa kể thời gian sử dụng điện thoại. Các sóng phát ra từ máy tính và ánh sáng xanh của máy tính dễ dàng gây các ảnh hưởng không tốt tới mắt, phổ biến nhất là bệnh khô mắt của dân văn phòng, cận thị. Đôi khi kem theo một số triệu chứng khác như chóng mặt, nhức đầu…

Phương pháp phòng bệnh:

Bạn có thể phòng các bệnh về mắt băng 1 vài bài luyện tập, thư giãn mắt đơn giản:

– Khoảng 30 – 60 thực hiện thư giãn mắt bằng cách nhắm mắt và mở mắt trong 10 giây.

– Đảo mắt qua trái, qua phải trong 1 – 2 phút.

– Nhìn lên, nhìn xuống trong 1 phút.

– Phóng tầm mắt nhìn từ xa đến gần rồi từ gần đến xa trong 1 phút.

– Dùng gốc bàn tay xoa nhẹ nhàng trên mắt 30-60 giây.

Các bệnh mắt ở dân văn phòng xuất hiện phổ biến: khô mắt, cận thị....
Các bệnh mắt ở dân văn phòng xuất hiện phổ biến: khô mắt, cận thị….

2. Bệnh đau lưng của dân văn phòng

Đau lưng là bệnh dân văn phòng thường hay mắc phải nhất. Việc duy trì 1 tư thế trong thời gian dài khiến áp lực đè lên các đôt sống lưng lớn (hơn 50% so với tư thế đứng). Thêm vào đó là sự căng thẳng công việc gây nên sự căng cứng của cơ bắp.

Những tình trạng này kéo dài dễ dàng dẫn tới các triệu chứng: đau lưng, nhức mỏi cột sống và nghiêm trọng hơn là thoái hóa cột sống.

Các phòng tránh các bệnh dân văn phòng về lưng:

60 Phút bạn thực hiện vươn vai, xoay eo, cổ qua trái, qua phải trong 1-2 phút, điều này giúp máu vùng eo và cổ lưu thông, giảm nguy cơ các bệnh về lưng, cổ.

Bệnh đau lưng của dân văn sở do sai tư thế ngồi và ít vận động
Bệnh đau lưng của dân văn sở do sai tư thế ngồi và ít vận động

3. Hội chứng ống cổ tay, bệnh lý dân văn phòng thường gặp

Carpal tunnel syndrom hay hội chứng ống cổ tay là tình trạng dân văn phòng thường hay gặp nhưng ít chú ý tới. Triệu chứng bệnh dân văn phòng này: tê mỏi, đau nhức hai cánh tay và khớp cổ tay. Tình trạng này kéo dài lâu có thể chuyển biến thành tê cứng và đau buốt các ngón tay hoặc mất cảm giác nghiêm trọng.

Các phòng tránh bệnh cổ tay của dân văn phòng:

Điều chỉnh tư thế làm việc đúng cách, ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, thường xuyên mát xa ngón tay và co duỗi cánh tay và ngón tay khi rảnh rỗi.

Hội chứng ống cổ tay, bệnh lý nguy hiểm cho dân công sở khi làm việc
Hội chứng ống cổ tay, bệnh lý nguy hiểm cho dân công sở khi làm việc

4. Viêm xoang, bệnh dân văn phòng thường bỏ qua

Mọi người đều nghĩ viêm xoang thường chỉ xuất hiện ở những người làm việc trong môi trường ẩm mốc và bụi bặm. Tuy nhiên, dân văn phòng thường xuyên ngồi trong máy lạnh, không gian bí và có thể có các bụi bẩn, ẩm mốc trong các ngóc ngách của bàn làm việc. Bởi vậy, viêm xoang cũng không nằm ngoài danh sách những bệnh dân văn phòng thường xuyên mắc phải.

Phương pháp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh viêm xoang ở dân văn phòng:

Vệ sinh sách sẽ chỗ làm việc, sau 1 – 2 tiếng nên ra ngoài hít thở không khí. Điều này vừa giúp bạn bớt khô da vừa giúp hạn chế các bệnh liên quan tới đường hô hấp.

Viêm xoang căn bệnh ở công sở nhưng lại rất phổ biến
Viêm xoang căn bệnh ở công sở nhưng lại rất phổ biến

5. Thừa cân, béo phì, bệnh dân văn phòng luôn lo lắng

Thừa cân và béo phì luôn là nỗi ám ảnh của dân văn phòng đặc biệt là chị em phụ nữ. Nguyên nhân do ít vận động, giữ nguyên tư thế ngồi trong thời gian dài đặc biệt khi ngồi sai từ thế sẽ dẫn tới tích 1 lượng mỡ thừa tại vùng bụng. Ngoài ra, việc thừa calo nhiều dẫn tới tình trạng béo phì, đây là dấu hiệu nguy hiểm có thể dẫn tới nhiều bệnh lý khác ở dân văn phòng.

Cách phòng bện thừa cân, béo phì hiệu quả của dân văn phòng:

Bỏ thói quen ăn vặt trong giờ làm việc. Sau 30-60 phút ngồi làm thực hiện xoay người, vươn vai và đi lại quanh phòng. Điều chỉnh tư thế ngồi đúng và ngay ngắn.

Thừa cân, béo phì - Nỗi ác mộng của chị em công sở
Thừa cân, béo phì – Nỗi ác mộng của chị em công sở

6. Suy tĩnh mạnh mãn tính, bệnh dân văn phòng nguy hiểm

Có thể bạn không biết, suy tĩnh mạch mãn tính vô cùng phổ biến ở dân văn phòng. Do việc ngồi và giữ lâu 1 tư thế khiến máu tĩnh mạch không được lưu thông tốt. Bạn có thể nhận biết bệnh qua những triệu chứng: tê chân, ngứa chân, thời gian dài có thể thấy chân bị sưng phù.

Các phòng tránh bệnh:

Bạn thực hiện lắc lư cẳng chân, bắp chân, co duỗi bàn chân sau khoảng 120 phút ngồi làm. Điều này giúp mạch máu lưu thông hiệu quả.

Suy tĩnh mạch mãn tính gây nguy hiểm với dân văn phòng ít vận động
Suy tĩnh mạch mãn tính gây nguy hiểm với dân văn phòng ít vận động

7. Nhiễm xạ tử, nguyên nhân dẫn tới những căn bệnh của dân văn phòng

Sóng điện tử từ máy tính và điện thoại có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tần kinh và khả năng sinh sản con người. Và dân văn phòng là một trong những đối tượng sử dụng các thiết bị điện tử đó nhiều nhất.

Biện pháp phòng tránh:

Biện pháp phòng các bệnh văn phòng do ngồi nhiều trước máy tính rất đơn giản:

– Uống đủ nước đặc biệt là các loại trà xanh

– Thường xuyên xịt khoáng và cấp ẩm cho da

– Đặc 1 cây xương rồng hoặc lưỡi hổ tại vị trí làm việc. Những cây này có tác dụng hút 1 lượng nhất định các bức xạ phát ra từ máy tính.

Nhiễm xạ tử, nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm ở dân văn phòng
Nhiễm xạ tử, nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm ở dân văn phòng

8. Viêm loat dạ dày, bệnh lý dân văn phòng phổ biến

Do đặc thù công việc, nhiều dân văn phòng thường có thói quen thức khuya, ăn ngủ không điều độ và đặc biệt là bỏ qua bữa sáng. Thói quen này kéo dài dẫn tới tình trạng biếng ăn và những ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.

Cách phòng tránh:

Để tránh các bệnh dân văn phòng liên quan tới hệ tiêu hóa, bạn cần thay đổi ngay những thói quen ăn uống không tốt, lên kế hoạch sinh hoạt hợp lý và hiệu quả.

Thói quen bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng cẩu thả dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày
Thói quen bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng cẩu thả dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày

9. Cảm cúm và viêm phổi

Lại một trong những bệnh dân văn phòng thường mắc phải thường gặp xuất phát từ vấn đề môi trường làm việc. Theo 1 số nghiên cứu, văn phòng là nơi chứa vi khuẩn và mầm bệnh cao gấp 400 lần so với các không gian khác.

Đặc biệt đối với nhân viên nữ, có hệ miễn dịch kém rất dễ nhiễm các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm và viêm phổi. Bên cạnh đó, việc phối đồ công sở mùa đông đi làm không đủ ấm cũng có thể khiến chị em dễ bị cảm cúm.

Các phòng tránh:

Giữa gìn vệ sinh nơi làm việc, tiêm phòng cảm cúm đầy đủ. Bổ sung các thực phẩm giúp nâng cao hệ miễn dịch.

Cảm cúm, chứng bệnh dân văn phòng thường gặp do không gian làm việc
Cảm cúm, chứng bệnh dân văn phòng thường gặp do không gian làm việc không đủ vệ sinh

10. Rối loạn thị giác

Theo nghiên cứu từ Viện sức khỏe và an toàn lao động ở Mỹ có tới 75 – 90% người sử dụng máy tính mắc chứng rối loạn thị giác và các vấn đề về mắt như nóng rát, ngứa chảy nước mắt.

Các phòng tránh và bảo vệ mắt:

Để màn hình máy tính cách xa mắt ít nhất 70cm và luôn làm việc trong môi trường có ánh sáng lý tưởng. Đồng thời kếp hợp điều độ giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của mắt.

Rối loạn thị giác, bệnh dân công sở phổ biến cần điều trị ngay
Rối loạn thị giác, bệnh dân công sở phổ biến cần điều trị ngay

11. Trầm cảm, căn bệnh dân công sở thường mắc hiện nay

Trong những năm gần đây, tỷ lệ dân công sở mắc bệnh trầm cảm ngày càng tăng cao. Và tỷ lệ nữ giới cao cấp 2 lần so với nam giới.

Phương pháp phòng tránh:

Hãy giành ít nhất 2 tiếng mỗi ngày để luyện tập các bài thể dụng vận động. Hoặc đơn giản chỉ cần 10-15 phút vận động nhẹ ngay tại văn phòng. Điều này cũng giúp giảm tối đa các nguy cơ mắc bệnh trầm cảm của dân văn phòng.

Trầm cảm, nỗi ám ảnh vô hình dân văn phòng không nên bỏ qua
Trầm cảm, nỗi ám ảnh vô hình dân văn phòng không nên bỏ qua

Trên đây là tổng hợp các bệnh dân văn phòng thường xuyên mắc phải nhất. Mặc dù, công việc văn phòng có môi trường làm việc khá thoải mái, tuy nhiên bạn vẫn không nên chủ quan với sức khỏe của mình. Luôn khám sức khỏe định kì và có 1 chế độ sinh hoạt tốt.

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời