In chuyển nhiệt hiện đang là công nghệ in hình đồng phục được nhiều xưởng may lựa chọn bởi những hiệu quả vượt trội nó đem lại. So với những kỹ thuật in truyền thống, công nghệ in nhiệt cho hình in chất lượng, sắc nét, độ chi tiết cao cùng khả năng bám màu tốt. Không chỉ in được trên chất liệu vải, kỹ thuật in nhiệt còn được in trên nhiều bề mặt khác nhau, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống.
Tham khảo
- Top 6+ Địa Chỉ May Đồng Phục Công Ty Tại Hà Nội Nổi Tiếng Uy Tín
- In Áo Theo Yêu Cầu Giá Bao Nhiêu, In Áo Lấy Ngay Giá Chỉ Từ 10k
Vậy in chuyển nhiệt là gì? Nhiệt độ và thời gian in nhiệt như thế nào? Những ưu và nhược điểm của kỹ thuật in này như nào? Hãy để Đồng phục Hải Anh thay bạn giải đáp những câu hỏi này với nội dung bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Giải đáp thắc mắc: In chuyển nhiệt là gì
- 2. Các loại máy in chuyển nhiệt cần có trong quá trình in
- 3. Quá trình in chuyển nhiệt lên vải
- 4. Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt
- 5. Ứng dụng của in chuyển nhiệt lên vải
- 6. Các loại máy in chuyển nhiệt phổ biến hiện nay
- 7. Những điểm cần lưu ý khi in chuyển nhiệt lên vải thun
- 7.1. Chọn loại vải phù hợp với mức in chuyển nhiệt và nhiệt độ ép nhiệt
- 7.2. Sử dụng loại máy ép nhiệt chuyên dụng để đảm bảo nhiệt độ và áp suất chính xác
- 7.3. Đặt thời gian ép nhiệt phù hợp với độ dày của vải và mực in sử dụng
- 7.4. Kiểm tra chất lượng hình ảnh in trước khi giặt và sấy khô vải
- 7.5. Mẹo vệ sinh và bảo quản áo thun in chuyển nhiệt
- 8. Giá in chuyển nhiệt trên áo thun đồng phục
- 9. Địa chỉ in chuyển nhiệt lên áo thun chất lượng, đẹp mắt: Đồng phục Hải Anh
- Tổng kết
1. Giải đáp thắc mắc: In chuyển nhiệt là gì
In chuyển nhiệt là một kỹ thuật in hình hiện đại, ứng dụng công nghệ hiện đại cho ra các hình in chất lượng trên nhiều loại vải khác nhau. Đây là phương pháp in kỹ thuật số sử dụng nhiệt độ cao để làm nóng lớp ribbon và chuyển hình in lên trên chất liệu cần in. Quy trình in hình bằng nhiệt sẽ diễn ra hai công đoạn, đầu tiên là in hình lên giấy và ép nhiệt bằng máy chuyên dụng. Dưới tác động của nhiệt độ cao, ảnh in trên giấy sẽ được chuyển sang và bám chắc trên bề mặt vải.
Hiện nay, kỹ thuật in nhiệt đang được ưa chuộng hơn cả, chúng được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là ngành sản xuất đồng phục. Nguyên nhân là bởi những ưu điểm về chất lượng hình in, độ bền màu và cho màu sắc chân thực chúng đem lại hoàn toàn nổi trội so với các kỹ thuật in truyền thống.
2. Các loại máy in chuyển nhiệt cần có trong quá trình in
Bản chất in chuyển nhiệt là một phương pháp in kỹ thuật số cần sự hỗ trợ từ các loại máy móc và công nghệ tân tiến khác nhau. Dưới đây là tổng hợp một số loại máy cần thiết trong quá trình in nhiệt trên vải:
2.1. Máy in chuyển nhiệt
Máy in chuyển nhiệt có thể là một trong hai loại máy in phun và máy in laser. Nguyên lý hoạt động của máy in laser đó là sử dụng các chùm laser hoặc các chùm tia sáng hội tụ để đưa hình ảnh hoặc văn bản lên trên bề mặt giấy.
Còn đối với máy in phun, chúng sẽ hoạt động dựa trên hệ thống đầu phun mực với tốc độ lên đến 5000 lần/giây cùng độ chính xác cao, tạo nên những hình ảnh chân thực, sắc nét trên bản in trắng. Để tạo được những hình in chất lượng, máy in laser và máy in phun cần đảm bảo có độ phân giải cao, tốc độ in nhanh và chính xác.
2.2. Giấy in chuyển nhiệt
Giấy in chuyển nhiệt là loại giấy in nhiệt lên bề mặt áo thun, ly sứ hoặc các loại vải sáng màu. Giấy in chuyển nhiệt sẽ được tráng phủ in ảnh từ các loại máy in nhiệt sang các vật liệu cần in hình. Các khổ giấy đa dạng và thông dụng đó là A3, A4 và A5 hoặc các loại giấy chuyển nhiệt decal. Giấy in nhiệt phải đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng tốt, bề mặt giấy phẳng và không thấm nước.
2.3. Máy ép nhiệt
Máy ép nhiệt là các loại máy có chức năng ép hình ảnh lên trên về bề mặt phẳng như giấy, vải hoặc sứ,… Cơ chế hoạt động, máy ép nhiệt sẽ được trang bị một bộ phận sinh nhiệt và giữ nhiệt bởi một tấm nhôm, sử dụng một hệ cơ với lực ép có thể thay đổi để ép hình in lên trên chất liệu cần in.
Máy ép in nhiệt bao gồm hai loại chính là đó là máy ép nhiệt phẳng hoặc máy ép nhiệt lăn. Tùy theo từng loại vải và kích thước hình ảnh cần in người ta sẽ sử dụng loại máy ép nhiệt cũng như kỹ thuật ép nhiệt phù hợp.
2.4. Mực in chuyển nhiệt
Đây là loại mực chuyên dụng được sử dụng trong việc in ấn hình lên trên bề mặt vải, giấy thông qua sự tác động của nhiệt độ cao. Dưới tác động của máy ép nhiệt, các hạt mực sẽ xảy ra tình trạng bốc hơi và di chuyển lên trên bề mặt chất liệu cần in. Điều này có nghĩa là chúng sẽ có khả năng chuyển thể từ dạng rắn sang dạng hơi mà không cần qua trung gian là thể lỏng. Mực in nhiệt đạt tiêu chuẩn sẽ phải có chất lượng tốt, độ bám màu cao và không bị phai màu sau thời gian sử dụng
2.5. Vải để in
Kỹ thuật in chuyển nhiệt cho phép in hình lên nhiều chất liệu vải khác nhau như cotton, polyester, nylon hoặc canvas. Tuy nhiên, công nghệ in nhiệt đòi hỏi các loại vải phải là vải sáng màu, đặc biệt là vải trắng để hình in lên được rõ nét và chân thực nhất.
3. Quá trình in chuyển nhiệt lên vải
Quy trình in chuyển nhiệt trên vải được thực hiện thông qua các công đoạn chi tiết như sau:
3.1. Chuẩn bị hình ảnh hoặc thiết kế
Đầu tiên, bạn sẽ cần thiết kế hình ảnh, hình in hoặc logo cần in trên các phần mềm hỗ trợ. Lưu hình ảnh hoặc thiết kế ở định dạng phù hợp với từng loại máy in để tránh tình trạng sai sót có thể xảy ra trong quá trình in ấn gây mất thời gian.
3.2. In hình ảnh hoặc thiết kế giấy chuyển nhiệt
Sau khi đã có thiết kế hình in theo đúng yêu cầu, người thợ sẽ đặt giấy chuyển nhiệt chuyên dụng vào máy in và lựa chọn cài đặt thích hợp. Máy in sẽ tiến in hình ảnh hoặc thiết kế lên trên bề mặt giấy chuyển nhiệt.
3.3. Cắt giấy chuyển nhiệt theo hình dạng mong muốn
Bước tiếp theo, thợ in sẽ sử dụng kéo hoặc các loại máy cắt giấy chuyển nhiệt chuyên dụng để loại bỏ những phần giấy trắng thừa theo mong muốn. Tùy vào kích thước và độ chi tiết của hình in, người thợ có thể sử dụng kéo hay máy cắt để thuận tiện nhất.
3.4. Đặt giấy chuyển nhiệt lên vải
Sau khi hình in trên giấy chuyển nhiệt đã được cắt, thợ in tiến hành đặt giấy lên trên vị trí vải muốn in hình. Sử dụng tay hoặc máy ép nhiệt để cố định giấy chuyển nhiệt trên vải, tránh tình trạng bị xô lệch khi ép nhiệt.
3.5. Ép nhiệt
Công đoạn kế tiếp, người ta sẽ đặt vải và giấy chuyển nhiệt vào máy ép, cài đặt nhiệt độ và thời gian ép phù hợp với từng chất liệu vải và giấy chuyển nghiệp. Ấn nút xác nhận trên máy để thực hiện quá trình ép nhiệt.
3.6. Lột giấy chuyển nhiệt ra khỏi vải
Sau khi hoàn tất quy trình ép nhiệt, chờ trong khoảng vài phút để giấy chuyển nhiệt hạ nhiệt bớt. Tiếp đó, lột giấy chuyển nhiệt ra khỏi bề mặt vải một cách nhẹ nhàng, tránh làm lem màu hình in.
3.7. Hoàn thiện sản phẩm
Kiểm tra chất lượng hình ảnh và thiết kế đã in lên vải. Trong trường hình ảnh hoặc thiết kế bị lỗi, có thể sử dụng máy ép nhiệt để ép lại hình. Cuối cùng giặt và ủi vải theo đúng quy trình để đảm bảo độ bền của hình in trên vải.
Tham khảo
- 12+ App Tự Thiết Kế Áo Polo Online Free Trên Máy Tính Đẹp
- 8+ Cách In Hình Lên Áo Thun Có Sẵn Theo Yêu Cầu Đơn Giản Tại Nhà
4. Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt
So với những kỹ thuật in truyền thống, in chuyển nhiệt được đánh giá cao hơn cả bởi chất lượng cũng như độ bền của hình in. Dưới đây, Đồng phục Hải Anh sẽ đi vào phân tích chi tiết hơn về những ưu điểm và hạn chế của công nghệ in chuyển nhiệt:
4.1. Những ưu điểm nổi trội của kỹ thuật in chuyển nhiệt
- Đa hình hình in, hoa văn: Phương pháp in chuyển nhiệt cho phép bạn có thể in những hình ảnh, hoa văn có độ phức tạp cao cùng nhiều màu sắc khác nhau mà vẫn đảm bảo được chất lượng của hình in.
- Khả năng bám màu cao: Mực in sử dụng trong kỹ thuật in nhiệt có độ bền màu cao, không xuất hiện các tình trang phai màu trong thời gian sử dụng:
- Hình in sắc nét, độ chi tiết cao: Công nghệ in kỹ thuật số chuyển nhiệt được đánh giá cao bởi chất lượng hình in thành phẩm, hình có độ sắc nét và độ chi tiết cao.
- In được mọi vị trí trên áo thun: Khác với những công nghệ in truyền thống, in chuyển nhiệt có thể in hình trên nhiều vị trí khác nhau của áo, hình in cũng không bị giới hạn nhiều về kích thước.
- In trên nhiều loại vật liệu: Không chỉ in được trên nhiều chất liệu như cotton, polyester, nylon hay canvas, công nghệ in nhiệt còn có thể in trên nhiều loại chất liệu khác nhau như giấy, sành sứ,…
- Chi phí in rẻ: Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình in chuyển nhiệt giúp quá trình sản xuất trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhờ vậy chi phí cũng được tiết kiệm một khoản đáng kể.
4.2. Nhược điểm của công nghệ in nhiệt lên vải
- Công nghệ in kỹ thuật số chuyển nhiệt sẽ đòi hỏi những loại máy chuyên dụng như máy in, máy ép và mực in chuyển nhiệt đặc biệt.
- Chi phí đầu tư ban đầu của công nghệ này sẽ tương đối cao so với các công nghệ in truyền thống.
- Để đảm bảo chất lượng của hình in cần nắm chắc thời gian và kỹ thuật khi in chuyển nhiệt.
- In chuyển nhiệt chỉ có thể in trên các loại vải có chứa Polyester và sáng màu.
5. Ứng dụng của in chuyển nhiệt lên vải
Với những ưu điểm vượt trội về chất lượng hình ảnh, màu sắc tươi sáng, độ bền cao cùng giá thành rẻ, công nghệ in chuyển nhiệt đang được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực:
5.1. In áo thun đồng phục
In áo thun đồng phục bằng công nghệ kỹ thuật số chuyển nhiệt hiện đang là giải pháp hàng đầu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Thông thường, các mẫu đồng phục áo thun sẽ in ấn thêm logo, tên công ty, slogan hoặc các hình ảnh, họa tiết đặc biệt theo yêu cầu.
In chuyển nhiệt rất phù hợp với nhu cầu đặt in áo thun đồng phục số lượng lớn của nhiều doanh nghiệp bởi chi phí rẻ, hình in đẹp và chất lượng. Ngoài ra phương pháp này có thể truyền tải một cách chân thực toàn bộ hình ảnh (bao gồm cả hình in 3D), độ bám màu lâu dài, không phai trôi ngay cả khi làm sạch bằng hóa chất.
5.2. Quần áo thời trang
Phương pháp in chuyển nhiệt có thể tạo nên những hình in độc đáo, chất lượng với độ sống động nhất định. Đặc biệt, hình in thành phẩm không bị cộm hay gây cảm giác khó chịu cho người mặc. Vì vậy, công nghệ này được nhiều nhà “mốt” lựa chọn để tạo nên những sản phẩm quần áo thời trang trendy và thời thượng. Kỹ thuật in nhiệt cho phép bạn có thể in trên nhiều chất vải và vị trí khác nhau trên trang phục, từ đó mang đến các mẫu quần áo với hình in cá tính, đẹp mắt.
5.3. In túi xách, balo, ví da
Các mẫu túi xách, balo hoặc ví cầm tay với những hình in độc đáo, mới lạ bằng phương pháp in chuyển nhiệt luôn tạo một sức hút mạnh mẽ với người dùng. Công nghệ in chuyển nhiệt có thể in trên nhiều chất liệu vải may túi xách và balo khác nhau như canvas, vải 900D hay vải 600D,… Kỹ thuật này có thể in những hình ảnh, học tiết nhiều màu sắc, màu chuyển sắc hoặc các chi tiết có độ phức tạp cao.
5.4. In rèm cửa, khăn trải bàn, khăn tay
Ngoài việc được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thời trang, may mặc, kỹ thuật in chuyển nhiệt còn được lựa chọn để in các loại rèm cửa, khăn trải bàn hay khăn tay. Ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình in ấn sẽ giúp tạo nên những hình ảnh, hoa văn, họa tiết đặc sắc và thu hút. Rèm cửa, khăn trải bàn hay khăn tay có thể in nhiều hình khác nhau như phong cảnh, hoa, các hình ảnh ngộ nghĩnh,… tùy theo sở thích của từng khách hàng.
5.5. In cờ, biểu ngữ, áp phích
Phương pháp in chuyển nhiệt không bị giới hạn về khổ in, kích thích của hình in vì vậy nó được ứng dụng phổ biến để in cờ, biểu ngữ hoặc các loại áp phích quảng cáo khác nhau. Những sản phẩm cờ hoặc áp phích in chuyển nhiệt sẽ cho hình ảnh chân thực, độ sắc nét cao cũng như độ bền và bám màu tốt.
5.6. In decal, nhãn mác và logo
Công nghệ in chuyển nhiệt decal, nhãn mác hay logo được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để in trên nhiệt chất liệu khác nhau như vải, túi canvas, áp phích hoặc các loại cốc sành sứ,… Hình in thành phẩm từ phương pháp in KTS chuyển nhiệt đảm bảo về độ chi tiết cao, màu sắc chân thực và hạn chế tối đa tình trạng phai màu.
6. Các loại máy in chuyển nhiệt phổ biến hiện nay
Để thực hiện in chuyển nhiệt, các xưởng in sẽ cần đầu tư một khoản chi phí tương đối lớn vào hệ thống máy móc hiện đại. Trong đó, máy in chuyển nhiệt hay máy ép nhiệt là công đoạn quan trọng nhất để chuyển hình in từ giấy sang các chất liệu in chuyển nhiệt. Sau đây là tổng hợp một số loại máy in chuyển nhiệt phổ biến và được ưa chuộng hiện nay:
- Máy ép nhiệt khổ lớn thủy lực hơi: Thiết bị này được trang bị một bộ điều khiển thông minh có khả năng điều chỉnh nhiệt độ, thời gian ép và áp suất hoàn toàn tự động. Đảm bảo chất lượng hình in cũng như giảm thiểu những hư hỏng, thiệt hại do các vấn đề quá nhiệt, chưa đủ thời gian ép,… Đồng thời, nhiệt lượng của máy được phân tán đồng đều, nên hình in sẽ có độ bám chắc, độ bền lâu dài.
- Máy ép nhiệt phẳng cao áp: Ngoài khả năng in chuyển nhiệt trên vải, máy ép nhiệt phẳng cao áp còn có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau như gạch men, gỗ, pha lê,… Với việc trang bị bảng điều khiển thời gian và nhiệt độ màn hình kỹ thuật số, người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh một cách chính xác, hình in thành phẩm cũng đảm bảo độ bám và tính thẩm mỹ cao.
- Máy in decal khổ lớn: Loại máy in chuyển nhiệt này có khả năng phun mực in một cách chính xác, tạo nên những hình ảnh chuyển sắc mịn màng với độ chi tiết cao.
7. Những điểm cần lưu ý khi in chuyển nhiệt lên vải thun
In chuyển nhiệt hiện đang là giải pháp tối ưu hàng đầu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để in đồng phục. Tuy nhiên, để in được những mẫu áo thun đẹp, chất lượng, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:
7.1. Chọn loại vải phù hợp với mức in chuyển nhiệt và nhiệt độ ép nhiệt
Đối với phương pháp in chuyển nhiệt, bạn không nên lựa chọn các loại vải có chứa tỷ lệ sợi tơ tự nhiên hay sợi cotton cao. Bởi loại vải này sẽ không thể đảm bảo độ bền màu cũng như độ sắc nét của hình sau khi in. thay vào đó, bạn nên ưu tiên các chất vải poly sáng màu. Vải có thành phần sợi polyester tổng hợp càng cao thì chất lượng hình in càng đẹp và rõ nét.
Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến việc loại vải đó có phù hợp với loại mực in chuyển nhiệt cũng như nhiệt độ ép nhiệt hay không. Thông thường những chất vải có tỷ lệ sợi poly trên 60% hoàn toàn có khả năng chịu nhiệt tốt, cho màu in chân thực và sống động nên hoàn toàn đáp ứng được quy trình in chuyển nhiệt.
7.2. Sử dụng loại máy ép nhiệt chuyên dụng để đảm bảo nhiệt độ và áp suất chính xác
Máy ép nhiệt là một vật dụng đóng vai trò quan trọng giúp chuyển hóa mực in từ dạng rắn sang thể hơi và tạo nên những hình in độc đáo trên vải. Do đó, khi lựa chọn phương pháp in đồng phục chuyển nhiệt, bạn cần chú ý đến loại máy ép nhiệt. Hãy đảm bảo lựa chọn loại máy cao cấp, chất lượng, đáp ứng được mức nhiệt độ và áp suất chính xác để tạo nên những hình in chất lượng với độ sắc nét tuyệt đối.
7.3. Đặt thời gian ép nhiệt phù hợp với độ dày của vải và mực in sử dụng
Thông thường, nhiệt độ lý tưởng từ ép nhiệt thường là 150 – 200 độ C với thời gian ép từ 10 – 30s. Tùy vào độ dày của từng loại vải cũng như chất lượng mực in khác nhau mà thời gian và nhiệt độ ép nhiệt cũng có sự thay đổi.
7.4. Kiểm tra chất lượng hình ảnh in trước khi giặt và sấy khô vải
Sau khi hoàn tất quy trình ép nhiệt, bạn sẽ cần kiểm tra kỹ chất lượng hình ảnh đã in, đảm bảo không có sai sót xảy ra. Tiếp đó mới đem đi giặt và sấy khô vải theo đúng quy trình để hình in và màu sắc luôn bám chắc trên bề mặt của vải.
7.5. Mẹo vệ sinh và bảo quản áo thun in chuyển nhiệt
Để cho những mẫu đồng phục áo thun in chuyển nhiệt luôn giữ được độ bền mới, không bị bong tróc hình in hay phai màu, bạn sẽ cần lưu ý một số điểm quan trọng trong quá trình vệ sinh và bảo quản như sau:
- Không nên giặt áo thun in hình ngay sau khi mới mua về, thay vào đó hãy chờ khoảng 2 – 3 ngày để màu mặc khô hoàn toàn, bạn có thể đem đi giặt cùng nước ấm hoặc nước lạnh (không cần sử dụng bột giặt).
- Giặt áo thun in hình bằng nước nóng sẽ khiến lớp hình in bị mềm, dễ bong tróc.
- Lộn trái trang phụ trước khi giặt, không nên vò quá mạnh sẽ khiến hình in dễ bị nứt và bong tróc, ảnh hưởng đến chất lượng của đồng phục.
- Phơi khô đồng phục in chuyển nhiệt ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ và không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Trong trường hợp cần là/ủi trang phục, hạn chế tác động nhiệt độ cao lên bề mặt hình in, lộn trái áo để ủi và điều chỉnh mức nhiệt thấp tránh làm biến dạng hình in.
Tham khảo
- 100+ Mẫu Áo Đồng Phục Team Building Du Lịch Đẹp Và Sáng Tạo
- 10+ Xưởng May Áo Thun Hà Nội In Áo Theo Yêu Cầu Nổi Tiếng
8. Giá in chuyển nhiệt trên áo thun đồng phục
Đối với các sản phẩm áo thun đồng phục in chuyển nhiệt, Hải Anh đang áp dụng mức giá dao động từ 99.000 – 109.000 đồng/áo. Tuy nhiên, mức giá áo thun in hình này chỉ có tính chất tham khảo, giá thực tế của các sản phẩm sẽ được quyết định bởi nhiều tiêu chí khác nhau như kiểu dáng, mẫu mã, loại vải may, số lượng đặt may và công nghệ in lựa chọn,…
9. Địa chỉ in chuyển nhiệt lên áo thun chất lượng, đẹp mắt: Đồng phục Hải Anh
Trải qua quá trình gần 15 năm hoạt động trong ngành may mặc, Đồng phục Hải Anh đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều thương hiệu về lĩnh vực thời trang đồng phục. Lợi thế lớn nhất của Hải Anh phải kể đến hệ thống xưởng sản xuất quy mô lớn được đặt tại Hà Nội và Phú Thọ với tổng diện tích lên đến 10.000m2. Cùng với đó, Hải Anh cũng trang bị đầy đủ dày máy móc, công nghệ và dây chuyền hiện đại, đáp ứng được mọi yêu cầu thiết kế, may đo đồng phục của khách hàng.
Đặc biệt, Đồng phục Hải Anh đang cung cấp đa dạng in thêu khác nhau như in kỹ thuật số, in decal, in chuyển nhiệt,… được hỗ trợ bởi trang thiết bị, máy móc tân tiến, tạo nên những hình in chất lượng với độ chi tiết cao. Hải Anh cũng quy tụ một đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn. Quy trình sản xuất khép kín, tự chủ về nguồn nguyên liệu nên Hải Anh hoàn toàn chủ động về thời gian và chi phí, mang đến mức giá cạnh tranh nhất thị trường.
Tổng kết
Với những nội dung trên đây, Đồng phục Hải Anh đã cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết liên quan đến kỹ thuật in chuyển nhiệt. Đây là công nghệ in ấn được ưa chuộng nhất hiện nay bởi những ưu điểm nổi trội và chất lượng hình in hoàn hảo nó đem lại. Quý khách hàng khi có nhu cầu đặt may các mẫu đồng phục áo thun in chuyển nhiệt chất lượng, giá rẻ, vui lòng liên hệ trực tiếp với đồng phục Hải Anh qua hotline 0886 268 268.