Tổng Hợp Các Mẫu Quần Áo Bảo Hộ Công Nhân Bền Đẹp, Giá Rẻ

Quần áo bảo hộ công nhân có sự đa dạng trong thiết kế kiểu dáng, màu sắc và chất liệu, phù hợp với tính chất công việc của nhiều ngành nghề khác nhau. Một mẫu đồng phục bảo hộ công nhân đạt chuẩn chất lượng sẽ cần đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn lao động và công năng bảo hộ. Đảm bảo sự an toàn cho người lao động, giảm thiểu các rủi ro tai nạn không mong muốn.

Tham khảo:

Trong nội dung bài viết chia sẻ dưới đây, Hải Anh sẽ gợi ý đến bạn các mẫu đồng phục bảo hộ công nhân mới nhất. Cùng với đó là một số mẹo lựa chọn trang phục bảo hộ lao động cho công nhân phù hợp, chất lượng và an toàn.

Tổng hợp các mẫu quần áo bảo hộ công nhân đẹp, chuyên nghiệp
Tổng hợp các mẫu quần áo bảo hộ công nhân đẹp, chuyên nghiệp

1. Giới thiệu khái niệm quần áo bảo hộ công nhân

1.1. Quần áo bảo hộ công nhân là gì?

Quần áo bảo hộ công nhân là những bộ trang phục được thiết kế dành riêng cho đội ngũ công nhân làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp, công trường,… Khác với bộ đồng phục thông thường, quần áo công nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn lao động, ngăn chặn những tác nhân có thể gây hại đến người lao động trong môi trường làm việc. 

Bên cạnh chức năng bảo hộ, đồng phục công nhân còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh uy tín và chuyên nghiệp của thương hiệu. Đây cũng giống như một cầu nối giúp đội ngũ nhân viên trở nên gắn kết hơn, tăng tính nhận diện và tạo điều kiện thuận lợi khi làm việc, nâng cao hiệu suất lao động. 

Giới thiệu khái niệm quần áo bảo hộ công nhân
Giới thiệu khái niệm quần áo bảo hộ công nhân

1.2. Tiêu chuẩn và quy định về quần áo bảo hộ công nhân

Để đảm bảo hiệu quả bảo hộ, các mẫu quần áo công nhân cần đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn về an toàn được nhiều tổ chức quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam thiết lập. 

Tiêu chuẩn ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ) đã xây dựng những quy định rõ ràng về trang phục bảo hộ của người lao động. Tập trung nhiều đến các yếu tố như độ bền, khả năng chống hóa chất, độ thoáng khí của trang phục. Áp dụng và tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu khắt khe và mang lại sự an toàn cho người dùng.

Tiêu chuẩn EN (Châu Âu) đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng của bộ đồ bảo hộ công nhân như khả năng chống cháy, chống hóa chất, độ bền của vật liệu,…

Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng có các quy định rõ ràng và chi tiết đối với nhóm sản phẩm đồng phục bảo hộ lao động. Cụ thể quy định TCVN được áp dụng cho từng loại quần áo bảo hộ thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. 

2. Tầm quan trọng của bộ đồng phục công nhân

Theo một thống kế được được đưa ra, mỗi năm Việt Nam sản xuất và tiêu thụ hơn 10 triệu bộ đồng phục công nhân. Một con số rất lớn và vẫn đang có chiều hướng liên tục gia tăng.

Lý do chính để bộ đồng phục công nhân được coi trọng đến vậy bởi lẽ, ngoài việc mang đến sự an toàn cho đội ngũ công nhân viên còn thể hiện được nét riêng độc đáo của mỗi công ty.

Song song với mục đích nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu cũng như quảng bá hình ảnh, tinh thần của doanh nghiệp đến với khách hàng và những người xung quanh.

2.1 Bảo vệ an toàn cho người lao động

Bộ đồng phục công nhân được sản xuất nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động trước những tác nhân về thời tiết và những nguy hiểm trong môi trường làm việc. Có thể kể đến một vài yếu tố như hóa chất, bụi bẩn, nắng, nóng hay lạnh giá.

Chính bộ đồng phục công nhân đã làm giảm đi đáng kể các tai nạn nghề nghiệp không đáng có. Qua đó, giúp người lao động cảm thấy an toàn khi tham gia làm việc, nâng cao được năng suất lao động một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Bộ đồ bảo hộ giúp người lao động an toàn khi làm việc
Bộ đồ bảo hộ giúp người lao động an toàn khi làm việc

2.2 Góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp

Sẽ không quá khi nói rằng những mẫu áo đồng phục công nhân chính là bộ mặt của doanh nghiệp. Việc người lao động khoác lên mình bộ đồng phục công ty đi nhiều nơi với tần suất lớn sẽ dễ dàng gây được sự quan tâm và chú ý từ mọi người.

Là một cách marketing hữu hiệu mà không tốn quá nhiều chi phí. Góp công lớn trong việc xây dựng và truyền tải hình tượng chuyên nghiệp của công ty.

Đồng phục công nhân giúp tăng độ nhận diện thương hiệu của công ty
Đồng phục công nhân giúp tăng độ nhận diện thương hiệu của công ty

2.3 Tạo nên một tập thể gắn kết, hòa đồng

Trong một tập thể lớn khi mang trên mình bộ đồng phục giống nhau sẽ gạt bỏ đi những khoảng cách về gia cảnh, địa vị, giai cấp. Dù là ai hay ở đâu thì sẽ đều không khác biệt.

Thay vào đó, bộ đồng phục còn giúp gia tăng tinh thần đoàn kết, đồng lòng giữa đội ngũ công nhân viên. Như một sợi dây gắn kết vô hình nhằm thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung của toàn tổ chức.

Đồng phục bảo hộ công ty giúp tăng gắn kết giữa các thành viên
Đồng phục bảo hộ công ty giúp tăng gắn kết giữa các thành viên

2.4 Tiết kiệm thời gian và chi phí cho người công nhân

Có thể nói một ngày của người công nhân rất tất bật, họ dành phần lớn công sức và thời gian làm việc tại các xí nghiệp, công trình. Sau khi về nhà họ lại phải chăm lo cho gia đình của mình. Vậy nên việc để người lao động tự lựa chọn các trang phục hàng ngày và phải phù hợp với môi trường làm việc là vô cùng khó khăn

. Trong trường hợp đó, những mẫu áo đồng lại được coi là giải pháp tối ưu nhất. Vừa có thể sử dụng lâu bền mà vừa không mất thời gian phải suy nghĩ mặc gì trước khi đi làm.

2.5 Tạo được niềm tự hào và thoải mái khi làm việc

Khi một bộ đồng phục được đánh giá đẹp và chất lượng đồng nghĩa với việc công ty ấy đã có sự quan tâm đến đời sống và sự an toàn của người nhân viên. Tạo nên được cảm giác thoải mái khi sử dụng, giúp mang đến lòng tự hào và yêu quý tới nơi mà mình lựa chọn để làm việc.

Thông qua đó, phần nào sẽ tiếp thêm được nguồn động lực đến cho người nhân viên để cố gắng phấn đấu, cống hiến hết sức mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Trang phục công nhân luôn tạo cảm giác rộng rãi thoải mái khi làm việc
Trang phục công nhân luôn tạo cảm giác rộng rãi thoải mái khi làm việc

Tham khảo:

3. Một số mẫu đồng phục công nhân nổi bật ở nhiều lĩnh vực

Đồng phục công nhân ở mỗi lĩnh vực sẽ sở hữu những đặc điểm riêng từ chất liệu, kiểu dáng cho đến mẫu mã. Nhằm đáp ứng các điều kiện về tính đặc thù cũng như để phục vụ cho các đối tượng khác nhau. Trong phần dưới đây, cùng tham khảo một số mẫu đồng phục công nhân hiện đang phổ biến trên thị trường.

3.1 Đồng phục công nhân cơ khí

Cơ khí hay còn được biết đến là ngành công nghiệp “xương sống” tại Việt Nam. Những người thợ ở đây phải làm việc trực tiếp với các loại máy móc và thiết bị phụ tùng trong môi trường khắc nghiệt. Tiếp xúc với nhiều nguy hiểm tiềm tàng như khói bụi, tia lửa hàn, dầu nhớt, các loại máy ép, máy khoan,…trong suốt quá trình công tác.

Do vậy, khi đặt may những bộ đồng phục công nhân cơ khi phải đảm bảo trang bị đầy đủ các phụ kiện như găng tay, nón, kính, giày bảo hộ. Kaki, kate, cotton là các chất liệu thường được sử dụng để may sản phẩm.

Với các tính năng nổi trội bao gồm dày dặn, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, có độ bền cao, không bị xù lông và dễ dàng khô ráo sau khi giặt. Nên lựa chọn các bộ đồ có size vừa vặn, đủ để thoải mái cử động, di chuyển mà không bị vướng mắc.

Ưu tiên sử dụng các tone màu trầm để không lộ rõ vết bẩn khi bị dính trên quần áo. Ngoài ra, sản phẩm còn được thiết kế thêm các loại túi hộp ở phía trước ngực và sau túi quần để tiện nhét những loại dụng cụ sửa chữa khi cần thiết. Logo hãng được in bên phía tay trái rõ nét và nổi bật cốt để dễ dàng phân biệt với những thương hiệu khác.

Đồng phục công nhân ngành cơ khí
Đồng phục công nhân ngành cơ khí

3.2 Đồng phục công nhân xây dựng

Đồng phục công nhân của ngành xây dựng được thiết kế với các sợi dây đai bảo vệ cùng nhiều túi hộp nằm rải rác quanh bộ trang phục. Các đường may chắc chắn, tỉ mỉ không dễ bị sờn rách để đảm bảo sự an toàn cho hoạt động leo trèo, xây dựng tại công trình.

Do điều kiện khắc nghiệt của thời tiết nên đòi hỏi chất liệu vải phải có độ co giãn, thông thoáng cao, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt vải phẳng phiu, mềm mịn. Để đáp ứng tốt các điều kiện ấy, chất liệu được lựa chọn thường sẽ là kaki hoặc cotton.

Về kiểu dáng nên chọn thiết kế đơn giản có cổ bẻ hoặc cổ tròn, màu sắc không bắt nắng như xanh than, ghi xám,…Ngoài ra, cần may thêm các đường phản quang để có thể nhận diện ra nhau trong đêm tối. Một số các phụ kiện đi kèm không thể thiếu là mũ bảo hiểm, găng tay vải và đai bảo vệ.

Đồng phục bảo hộ công nhân xây dựng
Đồng phục bảo hộ công nhân xây dựng

3.3 Đồng phục công nhân môi trường

Đặc thù của ngành vệ sinh môi trường là thường xuyên phải vận động và di chuyển. Không những vậy còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đến từ bụi bẩn, các hoạt chất độc hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người nhân viên. Bởi vậy những bộ đồng công nhân được ra đời nhằm hạn chế tối ưu các tác động xấu tới người sử dụng.

Điểm nổi bật của bộ trang phục nằm ở cách thức chọn màu sắc vì đây là một công việc thường được làm vào ban đêm và tối muộn. Chính bởi thế nên các sản phẩm hay lựa chọn những tone màu sáng như xanh lam, xanh lá, cam, vàng cùng một số chi tiết phản quang. Vừa giúp người đi đường dễ né tránh vừa truyền tải được ý nghĩa ẩn sâu về môi trường.

Các chất liệu được sử dụng phải kể đến như kaki liên doanh, vải thun, Pangrim Hàn Quốc. Điểm chung của các chất vải là đều có độ thấm hút, co giãn cao, có khả năng chống nóng, tạo nên cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc.

Công nhân môi trường trong bộ đồng phục màu xanh nước biển
Công nhân môi trường trong bộ đồng phục màu xanh nước biển

3.4 Đồng phục công nhân thực phẩm

Tiêu chí hàng đầu và bất định của ngành thực phẩm luôn là an toàn và vệ sinh. Theo đó, những bộ đồng phục công nhân cũng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí ấy bằng một cách thiết kế riêng biệt, được che kín từ đỉnh đầu đến ngón chân.

Có tác dụng bảo vệ người công nhân khỏi mùi đồ ăn, dầu mỡ. Đồng thời, tránh việc rơi rớt tóc tai, mồ hôi vào đồ ăn gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thường xuyên phải làm nhiều hoạt động như sơ chế, đóng gói, phân loại nên việc lựa chọn một chất liệu phù hợp sẽ là vô cùng quan trọng.

Tạo nên được sự thoải mái, linh hoạt trong mọi hoàn cảnh sẽ là chất vải được ưu tiên hơn cả. Điển hình như kate silk, kaki Thành Công, Kate Việt Nam,…có bề mặt vải mềm, dày dặn, đứng form, bền bỉ, ít xù và đặc biệt dễ dàng giặt ủi, bảo quản.

Tùy vào sản phẩm chế biến mà sẽ được cung cấp các phụ kiện đi kèm như găng tay, khẩu trang kháng khuẩn, tạp dề, mũ trùm đầu, ủng hoặc sục.

Đồng phục của nhân viên kiểm tra an toàn thực phẩm
Đồng phục của nhân viên kiểm tra an toàn thực phẩm

3.5 Đồng phục công nhân điện lực

Một mẫu đồng phục quen thuộc và dễ bắt gặp nhất vào những thời điểm nắng nóng hay mưa bão. Đó chính là bộ đồng phục công nhân của ngành điện lực. Sản phẩm được thiết kế đa phần với kiểu dáng sơ mi cổ bẻ truyền thống cùng màu sắc nổi bật để dễ dàng nhận biết.

Sự khác biệt của các mẫu đồng phục ngành điện lực so với những lịch vực khác trên thị trường đến từ chất liệu sử dụng. Được cấu tạo từ các sợi carbon chống tích điện như một lớp bảo vệ chuyên dụng, giúp đem đến cảm giác an toàn hơn cho người mặc trong quá trình làm việc.

Khi lựa chọn size quần áo nên lấy kích cỡ vừa vặn với cơ thể, đủ rộng rãi nhưng không thiếu phần gọn gàng nhằm giúp quá trình làm việc trở nên trơn tru và thuận tiện hơn. Phần logo được in thêu khéo léo phía bên cánh tay trái nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu và khắc ghi dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng.

Công nhân điện lực có bộ đồ bảo hộ màu cam
Công nhân điện lực có bộ đồ bảo hộ màu cam

3.6 Đồng phục công nhân dệt may

Được mệnh danh là ngành nghề đầu tàu và trọng điểm của cả nước. Bộ trang phục của ngành dệt may có những ưu điểm như thoáng khí, có độ co giãn tốt, chống nhăn, chống bám bụi, mềm mịn và đề cao tinh thoải mái. Bởi lẽ đây là một ngành nghề thường xuyên phải đứng hoặc ngồi trong nhiều giờ liền.

Bên cạnh đó, môi trường cũng rất dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe bởi bụi vải, hóa chất nhuộm và các loại bụi từ trang thiết bị khác. Dòng vải cotton hoặc kaki sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bộ đồng phục của nhân viên dệt may.

Ngoài ra, không thể thiếu các phụ kiện như găng tay, mũ trùm đầu, khẩu trang bảo hộ để mang đến sự an toàn cho quá trình làm việc.

Đồng phục của công nhân dệt may Thời trang Hải Anh
Đồng phục của công nhân dệt may Thời trang Hải Anh

3.7 Đồng phục công nhân dầu khí

Khai thác dầu khí là một trong những ngày nghề khắc nghiệt và khó khăn bậc nhất của ngành công nghiệp tại nước ta hiện nay. Không chỉ phải chịu tác động xấu đến từ thời tiết mà còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nguồn hóa chất độc hại.

Vậy nên, những người công nhân dầu khí thường được thiết kế các bộ đồ bảo hộ riêng hoặc không thì phải sử dụng những chất vải có tính đặc biệt để bảo vệ sự an toàn cho sức khỏe. Các chất liệu có thể kể đến như pangrim, kate, kaki, kaki thun,…

Những loại vải bền, có khả năng chống nước, chống tia UV, dày dặn, đàn hồi tốt và dễ dàng giặt giũ, bảo quản. Mặt khác, các tone màu như đỏ, vàng, cam cũng được sử dụng phổ biến trong quá trình may mặc.

Bởi chúng có khả năng hạn chế việc hấp thụ nhiệt lượng và hơn hết giúp cơ thể tản nhiệt khi phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Nhìn chung, bộ đồng phục công nhân ngành dầu khí có tính đặc thù cao. Song song với đó, vẫn đảm bảo đem đến sự thoải mái và dễ chịu cho người mặc.

Đồng phục công nhân dầu khí thường có chất vải dày dặn
Đồng phục công nhân dầu khí thường có chất vải dày dặn

3.8. Quần áo bảo hộ công nhân điện tử

Đồng phục bảo hộ công nhân điện tử cần đáp ứng được các tiêu chuẩn chống tĩnh điện, chống bám bụi và cách nhiệt tốt. Mẫu đồng phục bảo hộ điện tử đề cao tính tiện lợi và sự thoải mái của người mặc. Đây thường là kiểu áo bảo hộ ngắn tay hoặc dài tay, kết hợp với quần dài ống rộng. Thiết kế đơn giản với các tone màu trung tính như xanh dương, trắng, xám ghi, xanh đen,… Đi kèm với các phụ kiện bảo hộ khác như mũ trùm đầu, găng tay, khẩu trang,… 

Tham khảo mẫu đồng phục bảo hộ của công nhân điện tử
Tham khảo mẫu đồng phục bảo hộ của công nhân điện tử

3.9. Quần áo bảo hộ công nhân nông nghiệp

Các bộ đồ bảo hộ công nhân ngành nông nghiệp có nhiệm vụ bảo vệ người mặc khỏi các tác động của môi trường xung quanh như nắng mưa, bụi bẩn, hóa chất, thuốc trừ sâu,… Đồng phục bảo hộ công nhân nông nghiệp thường là mẫu áo rời quần may từ chất liệu kaki hoặc pangrim mềm mại, co giãn và thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra, để tăng hiệu quả bảo vệ người lao động, công nhân được trang bị các phụ kiện khác như mũ bảo hộ, khẩu trang, găng tay,… 

3.10. Quần áo bảo hộ cho công nhân giao thông

Điểm đặc biệt của những bộ đồng phục bảo hộ công nhân giao thông đó là được trang bị dải phản quang. Các dải phản quang trên đồng phục có khả năng phát ánh sáng, tăng khả năng nhận diện trong điều kiện ánh sáng yếu. Điều này giúp đảm bảo tối đa sự an toàn của người lao động trong quá trình làm việc. 

Mẫu đồng phục bảo hộ lao động của công nhân giao thông 
Mẫu đồng phục bảo hộ lao động của công nhân giao thông 

4. Chất liệu của quần áo bảo hộ công nhân

Tổng hợp các dòng vải may quần áo bảo hộ lao động công nhân phổ biến và được ưa chuộng hiện nay: 

  • Vải cotton: Với thành phần chính là sợi bông cotton tự nhiên, chất vải cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, đảm bảo cảm giác khô thoáng, mát mẻ cho người mặc. 
  • Vải kaki: Ưu điểm của chất vải kaki đó là độ bền cao, không bị nhăn và thấm hút mồ hôi tốt. Vải kaki được ứng dụng phổ biến để may các mẫu quần áo bảo hộ lao động công nhân. 
  • Vải chống cháy: Đây là chất liệu vải đặc biệt có khả năng chịu nhiệt độ cao, chống bắt lửa, phù hợp để may các mẫu đồng phục bảo hộ cơ khí, dầu khí, điện tử,… 
  • Vải chống thấm nước: Vải chống thấm nước có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của nước, hóa chất độc hại ảnh hưởng đến cơ thể, sức khỏe của người lao động. 
  • Vải phản quang: Vải phản quang được sử dụng để may đồng phục bảo hộ nhằm tăng khả năng nhận diện trong điều kiện thiếu sáng, đảm bảo an toàn cho người lao động. 
  • Cao su, nhựa: Cao su và nhựa được dùng để sản xuất các loại phụ kiện bảo hộ như găng tay, khẩu trang, mũ hay giày bảo hộ. Chất liệu này có khả năng chống hóa chất và chống thấm nước tốt.
Các chất liệu vải may đồng phục bảo hộ lao động công nhân phổ biến
Các chất liệu vải may đồng phục bảo hộ lao động công nhân phổ biến

5. Mẹo lựa chọn quần áo bảo hộ công nhân phù hợp

Việc lựa chọn và sử dụng quần áo bảo hộ lao động công nhân phù hợp không chỉ đảm bảo các công năng bảo hộ, mà còn tạo sự thoải mái, linh hoạt cho người mặc. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn chọn trang phục bảo hộ công nhân phù hợp: 

  • Xác định rõ môi trường làm việc và các nguy cơ tiềm ẩn: Trước khi lựa chọn quần áo công nhân, doanh nghiệp cần xác định rõ môi trường làm việc cũng như những nguy hiểm tiềm ẩn. Chẳng hạn, tại các xưởng hàn xì tiềm ẩn các rủi ro cháy nổ, khói bụi, tia lửa điện,… quần áo bảo hộ cần đáp ứng các tính năng chống cháy, chống bám bụi và độ bền cao. 
  • Lựa chọn loại quần áo phù hợp với ngành nghề và mức độ nguy hiểm: Mỗi ngành nghề sẽ có tính chất công việc và mức độ nguy hiểm khác nhau. Căn cứ trên đó, doanh nghiệp lựa chọn loại quần áo bảo hộ phù hợp, đảm bảo sự an toàn tối đa cho người lao động. 
  • Chú ý đến chất liệu, kích cỡ, kiểu dáng và tính năng của sản phẩm: Đây đều là những yếu tố quan trọng của một bộ đồng phục bảo hộ lao động. Đảm bảo sự vừa vặn và phù hợp với người mặc, phát huy tối đa công năng bảo hộ của trang phục. 
  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm: Ưu tiên lựa chọn những xưởng may đồng phục bảo hộ lao động uy tín, có kinh nghiệm lâu năm và đảm bảo chất lượng.
Những lưu ý khi lựa chọn quần áo bảo hộ lao động công nhân 
Những lưu ý khi lựa chọn quần áo bảo hộ lao động công nhân 

Tham khảo:

6. Quần áo bảo hộ công nhân bao nhiêu tiền?

Cập nhật bảng giá các sản phẩm đồng phục bảo hộ lao động công nhân phổ biến:

Bảng giá quần áo bảo hộ công nhân
Sản phẩm Giá (VNĐ)
Quần áo bảo hộ vải KAKI PROTECT 3.1 215- 220.000
Quần áo vải KAKI PROTECT 2.1 155.000
Quần áo vải Kaki 65/35 250-280.000
Quần áo Kaki 100% Cotton 165.000
Quần áo vải Kaki PANGRIM 270-340
Quần áo bảo hộ kỹ sư HAMA 2.1 230.000
Áo gile bảo hộ màu xanh chuối Hàn Quốc 50.000 – 100.000
Áo lưới bảo hộ 40.000
Áo gile bảo hộ màu đỏ Hàn Quốc 100.000
Mũ bảo hộ 30.000
Giày bảo hộ 67.000

Lưu ý bảng giá các sản phẩm quần áo bảo hộ lao động công nhân trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Trên thực tế, chi phí sản xuất một bộ quần áo bảo hộ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kiểu dáng, chất liệu vải may, công nghệ in/thêu, xưởng may, số lượng đặt may,… 

7. Địa chỉ đặt may các mẫu đồng phục quần áo công nhân uy tín, chất lượng

Nếu khách hàng đang tìm kiếm một địa chỉ xưởng may đồng phục bảo hộ uy tín, chất lượng. Vậy thì Đồng phục Hải Anh chắc chắn là gợi ý hoàn hảo không thể bỏ qua.

Có gần 15 năm kinh nghiệm trong ngành may mặc, Đồng phục Hải Anh đã trở thành đối tác thân thiết của nhiều doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ toàn quốc. Tiêu biểu có thể kể đến tập đoàn T&T – SHB, công ty Taekwang, TH True Milk, Ngân hàng Agribank, Vietcombank,…

Bên cạnh các sản phẩm đồng phục bảo hộ lao động, Hải Anh còn cung cấp đa dạng các thiết kế đồng phục khác. Bao gồm áo thun đồng phục, áo sơ mi đồng phục, đồng phục áo khoác, đồng phục team building, đồng phục họp lớp,… Sử dụng chất liệu vải may cao cấp, có độ bền cao và đảm bảo an toàn, lành tính với da. Ứng dụng công nghệ máy móc, hiện đại và đội ngũ thợ may lành nghề, Hải Anh đảm bảo hiệu suất tối đa 20.000 sản phẩm/ngày.

Đặc biệt, giá may đồng phục tại Hải Anh vô cùng cạnh tranh cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, nhiệt tình và chu đáo, luôn sẵn sàng đưa đến khách hàng những giải pháp đồng phục tối ưu nhất.

Đặt may đồng phục bảo hộ uy tín, chất lượng tại Đồng phục Hải Anh
Đặt may đồng phục bảo hộ uy tín, chất lượng tại Đồng phục Hải Anh

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp các mẫu đồng phục quần áo bảo hộ công nhân bền đẹp và chất lượng. Quý khách hàng có nhu cầu đặt may sản phẩm đồng phục bảo hộ lao động cao cấp, đẹp mắt với mức giá phải chăng, vui lòng nhấc máy và liên hệ với Đồng phục Hải Anh hotline 0886 268 268 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết
Đánh giá bài viết
Để lại một bình luận